1.Bị đau mắt đỏ kiêng tiếp xúc với người khác
Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm… thì nguyên nhân thường gặp là viêm kết mạc do virus Adenovirus, dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch bởi khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm, chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh (mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt).
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên dùng riêng khăn, chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa, bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người…
Bệnh nhân bị đau mắt đỏ vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác trước 2-3 ngày khi phát bệnh và sau khi khỏi bệnh 1 tuần.
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên dùng riêng khăn, chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa, bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người. Đồng thời, người mắc bệnh nên nghỉ ở nhà (nghỉ làm/nghỉ học từ 5 – 7 ngày), hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan cho người khác.
2.Bị đau mắt đỏ kiêng tiếp xúc với ánh sáng, gió, bụi
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên để mắt được nghỉ ngơi nhiều hơn. Hạn chế để mắt phải làm việc, hoạt động điều tiết nhiều. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử như: Laptop, TV, điện thoại... bởi việc mở mắt, chớp mắt nhiều sẽ gây tăng cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Bên cạnh đó, người bị đau mắt đỏ nên kiêng tiếp xúc với ánh sáng, gió bụi; bởi việc tiếp xúc với gió, bụi sẽ làm tăng tiết nước mắt, tăng sự khó chịu. Đồng thời, hạn chế đến những nơi bụi, bẩn để tránh nguy cơ bội nhiễm thêm vi khuẩn cho mắt.
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên để mắt được nghỉ ngơi nhiều hơn.
3.Bị đau mắt đỏ kiêng tự ý dùng thuốc
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa mắt, người mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt, đặc biệt là thuốc có chứa corticoid.
Việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt không những không có tác dụng mà còn làm mắt tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Đồng thời, không nên tự ý dùng các thuốc đông y để chữa bệnh đau mắt đỏ như xông lá trầu không, đắp lá vào mắt… bởi việc này có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, viêm loét giác mạc, thậm chí dẫn tới mù lòa.
Ví dụ: Trường hợp nữ bệnh nhân 65 tuổi, ở Bắc Giang, khi đến khám tại Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), bệnh nhân được chẩn đoán viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) 2 mắt. Tuy nhiên, thay bằng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân này tìm đến biện pháp xông mắt bằng lá trầu không.
Kết quả, sau đó bệnh nhân thấy đau rát mắt tăng, khó mở mắt và phải đến khám cấp cứu ngay trong đêm. Bệnh nhân được chẩn đoán 2 mắt bỏng kết giác mạc độ 2 và phải điều trị thêm bỏng mắt.
4.Bị đau mắt đỏ kiêng sử dụng kính áp tròng
Sử dụng kính áp tròng không bảo đảm vệ sinh đúng cách có nguy cơ gây bệnh đau mắt đỏ. Ngược lại, nếu bị đau mắt đỏ, bạn cũng nên tạm dừng sử dụng loại kính này.
Đặc tính của kính áp tròng là bám trực tiếp vào mắt của người dùng. Khi vùng mắt đang gặp thương tổn, nhiễm trùng bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc, động chạm vào mắt. Lúc này, sử dụng kính gọng là lựa chọn phù hợp nhất.
5.Bị đau mắt đỏ kiêng trang điểm
Phụ nữ khi bị đau mắt đỏ nên kiêng tuyệt đối việc trang điểm trên mặt, ít nhất cho đến khi các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ biến mất. Trong quá trình trang điểm, các loại phấn bạn dùng để đánh lên mặt có thể vô tình bay vào mắt sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Nếu bị đau mắt đỏ, bạn nên ngừng sử dụng kính áp tròng.Ảnh: goodrx.com
6.Bị đau mắt đỏ kiêng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà... khi đi vào cơ thể sẽ sản sinh các gốc tự do gây hại cho sức khỏe. Với bệnh nhân bị đau mắt đỏ, sức đề kháng của cơ thể lúc này còn yếu, việc lạm dụng chất kích thích sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Trong thành phần của bia, rượu có chứa cồn, lạm dụng quá nhiều sẽ gây kích thích hệ thần kinh thị giác, làm suy giảm tầm nhìn và khả năng kiểm soát hành vi của người bệnh.