1. Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hiện được quy định tại Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, sửa đổi bổ sung Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, người lao động cần đảm bảo 02 điều kiện hưởng lương hưu sau đây:
(1) Điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm.
Hầu hết người lao động đều phải đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.
Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
(2) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Người làm việc trong điều kiện lao động bình thường: Tuổi nghỉ hưu năm 2023 là đủ 60 tuổi 09 tháng (nam) và đủ 56 tuổi (nữ). Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi (nam) vào năm 2028 và đủ 60 tuổi (nữ) vào năm 2035.
- Người lao động được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Có đủ 15 năm làm việc ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp từ 0,7 trước 01/01/2021.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% - dưới 81%.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân (QĐND); sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật công an nhân dân (CAND) ; người làm công tác cơ yếu; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Người lao động được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp từ 0,7 trước 01/01/2021.
- Người lao động được nghỉ hưu luôn mà không xét đến tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Đã có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Cách tính lương hưu hằng tháng
2.1. Cách tính lương hưu khi đóng BHXH bắt buộc
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cách tính lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội được xác định theo công thức sau:
Lương hưu hằng tháng
|
=
|
Tỷ lệ hưởng
|
x
|
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
|
Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất = Mức lương cơ sở
Trong đó:
* Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:
Lao động nam
|
Lao động nữ
|
- Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
- Mức hưởng tối đa là 75%.
|
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
- Mức hưởng tối đa là 75%.
|
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng
|
* Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (mbqtl) được xác định theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 và Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Trường hợp 1: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
|
60 tháng
|
- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
|
72 tháng
|
- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
|
96 tháng
|
- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm
(120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
|
120 tháng
|
- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm
(180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
|
180 tháng
|
- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm
(240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
|
240 tháng
|
- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng
|
Tổng số tháng đóng BHXH
|
Trong đó:
- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trường hợp 2: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định.
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng
|
Tổng số tháng đóng BHXH
|
Trong đó:
- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh theo hệ số trượt giá được ban hành tại thời điểm hưởng. Cụ thể:
Tiền lương tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm
|
=
|
Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm
|
x
|
Hệ số trượt giá của
từng năm tương ứng
|
Trường hợp 3: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định
|
+
|
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định
|
Tổng số tháng đóng BHXH
|
Trong đó:
- Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định = Tổng số tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của trường hợp 1.
- Có từ 2 giai đoạn đóng BHXH trở lên theo tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định được tính như trên.
Đáng chú ý: Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu và BHXH 1 lần là giống nhau nên để dễ dàng tính được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, bạn đọc có thể thể tham khảo Hệ thống tính BHXH 1 lần online.
2.2. Cách tính lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cách tính lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội được xác định theo công thức sau:
Lương hưu hằng tháng
|
=
|
Tỷ lệ hưởng
|
x
|
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
|
Trong đó:
* Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:
Lao động nam
|
Lao động nữ
|
- Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
- Mức hưởng tối đa là 75%.
|
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
- Mức hưởng tối đa là 75%.
|
* Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (mbqtl) được xác định theo Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Mbqtn
|
=
|
Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH
|
Tổng số tháng đóng BHXH
|
Trong đó: Thu nhập tháng đã đóng BHXH là thu nhập đã được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm nhận lương hưu:
Thu nhập tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm
|
=
|
Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm
|
x
|
Hệ số trượt giá của
từng năm tương ứn
|