Khi con cứ đòi, thậm chí là nghiện xem tivi, điện thoại. Bố mẹ làm thế nào nhỉ?
-
CẤM tuyệt không cho xem
-
Trao đổi điều kiện
Không, cả 2 cách này đều sai và sẽ không có hiệu quả lâu dài. Hãy áp dụng ngay các cách sau đây chắc chắn sẽ “cắt” được đam mê xem điện thoại, tivi của trẻ.
-
Đừng cấm trẻ xem mà hãy đặt giới hạn thời gian xem mỗi ngày
Chúng ta không thể “cấm” đứa trẻ bất kỳ điều gì. Bởi, càng cấm chúng sẽ càng có xu hướng “làm ngược”, chống đối. Việc “cấm” không cho trẻ xem sẽ vô tình tạo động lực, và kích thích sự khao khát được xem tivi, điện thoại ở trẻ và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ “nói dối”, xem trộm. Khi đó chúng ta sẽ thực sự không thể kiểm soát được nội dung trẻ xem và thời gian xem của chúng.
Thay vì “cấm” tuyệt không cho xem, bố mẹ hãy đặt ra giới hạn thời gian xem mỗi ngày. Mỗi ngày không quá 90 phút xem và mỗi lần xem không vượt quá 30 phút. Nếu trẻ chưa đi học, mẹ hãy chia nhỏ thời gian xem thành 3 hoặc 4 lần. Hãy giải thích tầm quan trọng của việc đưa ra giới hạn và nghiêm túc thực hiện nó. Dù mới đầu trẻ chưa hợp tác nhưng hãy cứ kiên định, dứt khoát 1 vài lần trẻ chắc chắn sẽ nghe theo.
Lưu ý: nên tránh cho trẻ xem vào sáng sớm khi mới thức dậy và trước khi đi ngủ nha
-
Không nên trao đổi điều kiện “nếu con làm xong việc này … thì con sẽ được xem tivi”
Bố mẹ có thể áp dụng cách này 1 vài lần, nhưng không nên áp dụng thường xuyên. Một vài lần sẽ tạo động lực hứng thú cho trẻ. Nhưng nếu trao đổi thường xuyên như vậy sẽ khiến trẻ có xu hướng “mặc cả”, ra điều kiện.
-
Giám sát nội dung trẻ xem
Ba mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ các nội dung trẻ xem và chơi trên điện thoại, tivi. Hãy trò chuyện và thảo luận với con về những gì con đang xem hay chơi, không nên cấm đoán mà không hiểu rõ lý do. Khi cần, hãy hỏi ý kiến chuyên gia.
Ba mẹ cũng nên sắp xếp thời gian ngồi xem cùng trẻ. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy được kết nối và nghĩ “à nội dung này cũng hay, bố mẹ cũng thích xem”...
-
Không giấu diếm trẻ các vấn đề trong gia đình
Bố mẹ nên trao đổi, trò chuyện cùng trẻ về các vấn đề trong cuộc sống. Khi đó, trẻ sẽ nhận thấy mình cũng được tôn trọng, cũng là thành viên trong gia đình. Và khi bố mẹ không giấu diếm trẻ, trẻ cũng cảm thấy tin tưởng bố mẹ hơn và sẵn sàng trao đổi câu chuyện, mong muốn nhu cầu của trẻ. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ cảm thấy có niềm tin, hứng thú với câu chuyện cuộc sống của chính gia đình mình hơn là những câu chuyện “ảo” kia.
-
Thúc đẩy con tham gia các hoạt động sáng tạo, vận động ngoài trời: Tạo ra các trò chơi sáng tạo và các hoạt động vận động cho con, giúp con giải tỏa năng lượng và hạn chế sử dụng điện thoại, tivi. Các hoạt động như chơi đá bóng, vẽ tranh, làm nghề thủ công cũng là cách giúp con phát triển kỹ năng và sáng tạo.
-
Dạy con tìm khoảng tĩnh lặng: Hãy dạy con ngồi thiền và tìm sự tĩnh lặng trong đầu. Việc này sẽ giúp con phát triển trí tuệ, quản lý cảm xúc tốt hơn và không bị cuốn hút bởi thiết bị điện tử.
-
Tăng cường giao tiếp và thời gian chất lượng gia đình: Ba mẹ hãy dành thời gian để nói chuyện, chơi đùa và thực hiện các hoạt động gia đình cùng con. Việc này sẽ giúp con cảm thấy gắn bó với gia đình, tăng cường khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội, từ đó giúp con dần rời xa các thiết bị điện tử.
-
Làm gương cho trẻ
Để con không bị phụ thuộc vào điện thoại, tivi bố mẹ hãy là người rời xa chiếc điện thoại tivi, hạn chế sử dụng nhất có thể. Chỉ khi bạn làm được việc đó bạn mới có thể nói và yêu cầu bé hạn chế sử dụng. Nếu không trẻ sẽ nói “con thấy bố mẹ cũng xem suốt mà”, vậy thì bạn còn lý do gì để hạn chế được việc xem tivi điện thoại của trẻ hay không.