1. Chỉ trích con vô cớ
Mỗi khi tức giận, thất vọng, mệt mỏi về vấn đề nào đó trong cuộc sống, đâu đó một số bố mẹ lại lấy con làm “bia đỡ đạn”, trút lên đó mọi bực dọc bằng cách chỉ trích những hành động nhỏ của trẻ, dù con chẳng làm gì quá đáng. Ví dụ, con mang một nhành hoa về tặng mẹ, mẹ lại nói “Con mua à, phí tiền”. Điều này giúp bố mẹ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và che giấu những tổn thương của bản thân. Thời gian qua đi, đứa trẻ lớn lên với tâm lý bị tổn thương, và không muốn gần gũi với bố mẹ nữa.
2. Tiết lộ bí mật của con
Con trẻ thường có niềm tin tuyệt đối với bố mẹ của mình. Bé có thể kể mọi chuyện mà con gặp phải trong cuộc sống cho bố mẹ nghe. Tuy nhiên, đâu có có một số bố mẹ nghĩ rằng, những chuyện của con không có gì quan trọng, chỉ là chuyện con nít, nên tỏ ra hời hợt như “Chỉ có thế thôi mà, có gì quan trọng đâu”, thậm chí tiết lộ với người khác thì con sẽ mất niềm tin nơi ba mẹ. Bé có thể không còn muốn tâm sự với bố mẹ về bất cứ vấn đề gì nữa, dần trở nên xa cách bố mẹ của mình.
3. Áp đặt con
“Con phải học trường A”, “Con phải ăn món này”, “Con không được mặc áo đó”,... Nhiều ba mẹ nuôi dạy con với cách nhân danh tình thương để áp đặt như thế. Tuy nhiên, không ai thích bị áp đặt bao giờ. Và con trẻ cũng thế. Thật sự, con trẻ cũng có những suy nghĩ non nớt của riêng con. Nếu ép con làm theo ý ba mẹ, trẻ sẽ thấy áp lực, mệt mỏi, khó khăn trên con đường tìm kiếm chính mình và khẳng định bản thân sau này. Con cũng dần xa cách ba mẹ của mình, vì con không cảm nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ, ủng hộ từ ba mẹ.
Ít thể hiện tình cảm với con
Nhiều bố mẹ ngại trong việc biểu lộ tình cảm, nói những lời yêu thương với con, điều này cũng làm trẻ ngại ngùng khi bộc lộ cảm xúc với bố mẹ, và thói quen này có thể kéo dài đến khi con lớn lên. Dù yêu thương bố mẹ, nhưng con ít gắn bó bên bố mẹ, ít thể hiện tình cảm với bố mẹ của mình.
4. Bố mẹ tỏ ra quyền lực, quy củ, nghiêm khắc
Khi con làm sai, một số bố mẹ kỷ luật nghiêm khắc với con, thậm chí, có người “đóng vai” nghiêm khắc ngay cả trong mọi tình huống thường ngày. Điều này khiến trẻ trở nên sợ hãi, e dè, không muốn gần gũi với bố mẹ nữa.
Có thể nói, chính sự thiếu tâm lý trong cách ứng xử, dạy dỗ của ba mẹ đã vô tình đẩy con cái ra xa dần. Bạn cần là những cha mẹ thông thái, vừa là cha mẹ, vừa là những người bạn của con, thấu hiểu con, nhẹ nhàng với con, luôn động viên, cổ vũ đúng mực và chỉ hướng cho con khi cần.