Jessamyn West từng nói 1 câu rất nổi tiếng: "Xương bị gãy có thể lành, nhưng vết thương do lời nói gây ra là không thể biến mất". Tưởng rằng trẻ con còn nhỏ biết gì đâu mà căng thẳng và tổn thương, nhưng thực tế trẻ con vẫn có thể bị, thậm chí còn là đối tượng dễ bị tổn thương hơn hết. Với những đứa trẻ bị tổn thương tâm lý khi nhỏ các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard và MIT nhận ra rằng những đứa trẻ này lớn lên thường không vui vẻ và hạnh phúc và chúng cũng không thể chủ động theo đuổi hoài bão và những điều tốt đẹp trong cuộc sống như những trẻ khác.
7 câu nói con mong sẽ được nghe cha mẹ nói mỗi ngày:
1. Con nghĩ như thế nào về điều này, về cái này...?
Nên sử dụng nó khi trò chuyện vào cuối ngày (lúc này có thể hỏi: con nghĩ ngày hôm nay như thế nào?) hoặc vừa cùng trẻ tham gia hoạt động nào đó cùng nhau.
2. Con định làm nó chứ! Con nghĩ sẽ làm như thế nào?
Khi đứa trẻ chia sẻ điều gì đó với bạn. Điều đầu tiên là đừng nghĩ những ý tưởng đó thật điên rồ, mất thời gian và không hề quan trọng với trẻ, và gạt ngang sự tò mò và sáng tạo của trẻ.
3. Thế nào, con đã xem xét quyết định của mình chưa? Cái nào con sẽ chọn? Nhớ là con chỉ chọn 1 trong 2 thôi nhé
Khi bạn nhận ra rằng: nếu bạn trao quyền cho trẻ lựa chọn, trẻ sẽ làm tốt hơn bạn rất nhiều. Đứa trẻ biết lựa chọn thì không bao giờ đòi hỏi vô lý nữa. Đó là quy luật mà ít ai nhận ra.
4. Ngồi xuống đây với mẹ nào, bây giờ kể cho mẹ nghe thử!
Khi bạn cho trẻ cảm giác được lắng nghe như những người bạn thì đứa trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ với bạn. Đừng đứng trên cao chỉ trỏ hay ra lệnh chỉ làm khoảng cách bạn và trẻ xa hơn. Hãy ngồi xuống để tầm mắt bạn và trẻ ngang bằng nhau. Đó là tư thế của trò chuyện và trao đổi. Câu chuyện sẽ được mở ra một cách tự nhiên.
5. Mẹ cảm thấy vui và tự hào khi con đã nỗ lực làm nó
Khi trẻ nỗ lực làm điều gì hay có cố gắng thực hiện 1 thử thách nào đó, dù kết quả ra sao bạn cũng nên cho trẻ biết bạn ghi nhận "nổ lực của trẻ". Thực ra, nỗ lực mới chính là linh hồn của công việc. Dù làm điều gì, không có nỗ lực như bạn đánh mất linh hồn của nó vậy. Khi không có nỗ lực kết quả dù có chiến thắng hay thất bại cũng không còn ý nghĩa với bạn nữa.
6. Con cảm thấy như thế nào?
Khi vô tình bạn và trẻ cuốn vào 1 tình huống nào đó. VD, bị 1 người lạ vô tình đụng trúng và buông lời mắng chửi và gây sự. Sau khi sự việc được giải quyết. Điều quan trọng là hỏi về cảm nhận của trẻ. Chúng ta thường nghĩ trẻ con còn nhỏ chưa nghĩ gì đâu. Nhưng, thực ra chúng sẽ có cảm xúc riêng của chúng về 1 biến cố nào đó. Có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực. Quan tâm và hiểu cảm xúc của trẻ là quan trọng để giúp trẻ giải tỏa các cảm xúc này. Điều này ý nghĩa hơn là những quan tâm giả tạo như mẹ mua bánh cho con nhé, có sao không con...
7. Chỉ để con biết rằng: mẹ luôn muốn nghe, khi cần con hãy nói với mẹ nhé
Thực ra, bạn đừng quá mong đợi: đứa trẻ sẽ kể cho bạn nghe khi chúng có vấn đề vì chúng luôn muốn tìm cách giải quyết nó và sợ chia sẻ với cha mẹ với nhiều lí do như bị la rầy chẳng hạn. Lời nói này chỉ để trẻ biết rằng: mẹ chỉ muốn nghe, muốn biết, muốn giúp đỡ khi con cần. Vậy thôi, con à!
Trên đây là những lời khuyên từ bác sĩ Anh Nguyễn - chuyên gia tại Mỹ, hy vọng sẽ giúp ích cho các bố mẹ nhé. Tâm hồn trẻ nhỏ rất mong manh, người lớn hãy luôn quan tâm và nói những lời yêu thương với con mỗi ngày.