Một số lời khuyên trong việc dạy trẻ không nói dối.
dối hình thành từ khi còn nhỏ. Nếu không được sửa chữa, nói dối sẽ trở thành thói quen khi chúng lớn lên. Vì vậy, chúng ta nên dạy trẻ phẩm chất trung thực từ khi còn bé. Dưới đây là một số lời khuyên về cách dạy trẻ không nói dối và hy vọng có thể giúp con bạn phát triển phẩm chất trung thực.
Khi cảm thấy lời nói dối của trẻ là không nên, người lớn chúng ta thường có xu hướng mắng trẻ một cách cảm tính hoặc thuyết giáo cho con một bài “Tại sao con lại nói dối”, “Con mà cứ nói dối thế này thì kể cả con có nói thật, cũng sẽ chẳng có ai tin con nữa đâu. Nói thật cho mẹ biết ngay!... Thế nhưng, điều này lại chỉ đem đến kết quả hoàn toàn ngược lại. Thay vì mắng con, việc nói chuyện nhẹ nhàng với con sẽ giúp con dễ nói thật với bạn hơn “Mẹ sẽ không mắng con nên con phải nói thật cho mẹ biết”.
1. Nêu gương tốt bằng những câu chuyện
BA MẸ cũng nên đưa ra những câu chuyện, những tình huống về nói dối kể co con nghe. Sau đó, đặt ra những câu hỏi ứng xử của bé trong những trường hợp đó. Và cuối cùng bạn nên đúc kết cho bé thấy rõ nói dối là hành động xấu, bé nên trung thực trong mọi hoàn cảnh thì mọi người sẽ yêu mến bé hơn.
2. Không quát mắng, gay gắt khi trẻ nói dối
Một khi trẻ có ý định nói dối thì chúng luôn có một lí do nào đó để ngụy biện cho lỗi lầm của mình. Vì vậy, nếu bạn chỉ ra lỗi của con thì chúng sẽ sử dụng những lí do đã có sẵn để đối phó. Mặt khác, nếu bạn ra sức chỉ trích sẽ làm trẻ chống đối nhiều hơn.
Cách làm tốt nhất là thay vì chỉ trích, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo. Nếu con gây ra lỗi, thử trò chuyện với con về hậu quả của nó. Nếu phát hiện một lần con nói dối, cũng nên chỉ ra những lời nói dối gây tổn thương bạn và để lại hệ quả thế nào.
3. Cho con thấy hậu quả khi nói dối
Bạn muốn dạy con không nói dối, ngay cả khi điều đó khiến chúng gặp khó khăn. Bạn phải chịu hậu quả khi cố tình nói dối, đặc biệt là khi sự thật có thể khiến con bạn gặp rắc rối. Hãy cho họ biết rằng trung thực luôn đem đến sự khoan hồng trong mọi tình huống.
Bạn có thể đặt ra luật lệ rằng nếu con bạn nói dối về những gì đã xảy ra, thì chúng sẽ nhận được hình phạt gấp đôi. Một hình phạt (một ngày không chơi máy tính bảng) cho hành vi xấu và một hình phạt thứ hai cho hành vi nói dối (hai ngày không chơi máy tính bảng). Trẻ em sẽ có xu hướng nói thật, nếu chúng biết rằng việc nói dối sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với chúng về lâu dài.
4. Khuyến khích trẻ trung thực
Khi con lỡ dại nói dối ba mẹ hãy bình tĩnh không nên nổi giận la mắng con mà hãy bình tĩnh động viên con mình rất muốn lắng nghe sự chân thật từ con. Khi con thành thật nhận lỗi, dù chỉ là lỗi nhỏ bạn nên khen ngợi con: “Con đã rất dũng cảm khi nhận lỗi như vậy”. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của sự thật thà, và sẽ phát huy điều này hơn. La mắng sẽ làm bé sợ hãi và không dám nói ra sự thật mà thôi.
5. Có hình phạt nhẹ khi biết trẻ nói dối:
Khi biết trẻ nói dối ba mẹ không chỉ phân tích mà cân áp dụng hình phạt nhẹ để trẻ ghi nhớ như: Khoanh tay 20 phút, suy nghĩ vè lỗi của trẻ, có thể cho trẻ ghi chép ra giấy về hành động của mình đó là cách nhỏ giúp trẻ khắc sâu đẻ lần sau trung thực và biết nhận lỗi sau khi thấy mình có lỗi.
6.Còn ở trường khi trẻ nói dối cô giáo sẽ xử lý như thế nào:
Cô giáo biết trẻ mắc lỗi nhưng không nhận cô có thể đạt tình huống: Ai làm đổ sữa? trẻ sợ không giám trả lời thay vào đó cô có thể nói: Có một điều không may là cốc sữa bị đổ, con hãy dọn giúp cô nhé?
Chỉ là hành động nhỏ nhưng lại đánh vào tâm lý trẻ giúp trẻ tự nhận thấy mình sai và nhận lỗi của mình.
Trên đây là một số chia sẻ nhỏ giúp trẻ không nói dối để cuộc sống của trẻ được hồn nhiên như trẻ; “Ai lớn lên mà chưa từng nói dối”
Ngay cả người lớn chúng ta cũng vậy, đôi lúc chúng ta thường nói dối để mối quan hệ với người khác trở nên suôn sẻ, hay không muốn để người khác lo lắng, hoặc đôi khi là để tự bảo vệ mình...Bởi vậy, thay vì yêu cầu con tuyệt đối không được phép nói dối thì việc dạy con biết thành thật và suy nghĩ cho người khác là hết sức quan trọng. Nhưng quan trọng nhất người lớn vẫn làm gương trong mọi lời nói và hành động con trẻ sẽ học theo.