Trong thời đại hiện nay hội chứng “Tự kỷ” đã được nhiều người quan tâm và biết đến nhưng vấn đề giải pháp và cải thiện trên thực tiễn vẫn đang còn là điều cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là quá trình nhận thức và giao tiếp của trẻ tự kỷ sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn và cần có sự can thiệp của người lớn hỗ trợ để trẻ cải thiện tốt hơn. Vậy “Làm sao để giúp trẻ tự kỷ cải thiện được khả năng giao tiếp?” sẽ là chủ đề mà trung tâm giáo dục Tường Minh muốn chia sẻ cùng phụ huynh qua bài viết dưới đây.
Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Giao tiếp luôn là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn kể cả trong cuộc sống hay trong công việc. Nhưng vẫn còn một số người sợ hãi sự tương tác với xã hội tự cách ly riêng mình với mọi người và với thế giới bên ngoài hay còn gọi đó là khó giao tiếp. Vì vậy, mặc dù trẻ tự kỷ có rất nhiều biểu hiện của sự rối loạn phát triển nhưng giao tiếp kém lại là vấn đề nổi trội dễ nhận biết nhất là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hành vi ứng xử, mối quan mối quan hệ xã hội, tiếp thu văn hóa, đạo đức và chuẩn mực xã hội. Nhờ giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được. Chính vì thế trẻ rất cần những kỹ năng giao tiếp để hòa nhập với xã hội. Giao tiếp được chia làm hai loại: Giao tiếp bằng ngôn ngữ giao và giao tiếp phi ngôn ngữ.
Cả hai khía cạnh này trẻ tự kỷ đều kém hơn so với các bạn đồng trang lứa. Ví dụ về giao tiếp bằng ngôn ngữ trẻ chỉ có thể hiểu và nói được những từ trong phạm vi, thế giới quan mà trẻ cảm thấy hứng thú, đôi khi bé có thể biết đọc sớm nhưng không hiểu mình đang đọc gì. Giao tiếp phi ngôn ngữ thường được thấy khi trẻ ngại giao tiếp với người đối diện bằng mắt, cử chỉ hành động như gật hoặc lắc đầu, không để tâm đến cuộc trò chuyện….
Để cải thiện được khả năng giao tiếp của trẻ trước hết ta cần hiểu được trẻ. So với cùng lứa tuổi, trẻ mắc tự kỷ chậm hơn về khả năng nói, kém tập trung… Bạn cần nắm rõ mức độ phát triển giao tiếp, khả năng nhận thức của trẻ đang ở độ tuổi bao nhiêu, chậm bao nhiêu năm so với tuổi thực để đưa ra liệu trình,phương pháp phù hợp cho bé. Phải biết được sở thích cá nhân của bé (đồ ăn, uống hay đồ chơi, con vật, màu sắc yêu thích…). Trẻ tự kỷ thường có khả năng học thông qua thị giác, trí nhớ không gian tốt nên ta cần sử dụng những công cụ bằng nhìn để dạy.
* Từ những điểm riêng của trẻ, các phương pháp được đưa ra như sau:
- Tạo không gian đơn giản, đảm bảo để trẻ không bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài. Cho trẻ ngồi mặt đối mặt, chủ động gọi tên trẻ trong mỗi hoạt động.
- Tổng hợp lại những gì trẻ thích.
- Khi giao tiếp đề cập đến những thứ trẻ thích, trẻ thấy để tạo sự chú ý nhất định.
- Cho trẻ cơ hội được lựa chọn.
- Khen ngợi tạo sự khuyến khích khi trẻ có biểu hiện tốt trong giao tiếp.
- Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp khi trẻ đi học, gặp gỡ người thân, bạn bè.
- Quan trọng hơn hết vẫn là phải tạo cho trẻ phát triển kỹ năng bắt chước.
Hơn thế người dạy trẻ cũng phải hiểu cách trẻ tự kỷ giao tiếp từ đó đưa ra được các phương pháp để tăng cường giao tiếp với trẻ tự kỷ góp phần giúp trẻ tự kỷ cải thiện được khả năng giao tiếp.
* Một số biện pháp giúp tăng cường giao tiếp với trẻ tự kỷ:
- Thường xuyên gọi tên trẻ nhìn vào mắt khi nói với trẻ, đưa các đồ chơi ngang tầm mắt cho trẻ nhìn thấy, khi nói nên có cử chỉ giao tiếp kèm theo để trẻ dễ hiểu và chú ý hơn.
- Khi dạy trẻ thứ gì đó chúng ta nên nhắc lại nhiều lần để trẻ có thể nhớ được hoặc làm thành thạo dần.
- Giao tiếp luân phiên với từng trẻ, để trẻ biết có người có ta, biết tương tác với người khác.
- Khi giao tiếp với trẻ phải giữ được sự vui vẻ, để gây hứng thú cho trẻ để trẻ duy trì sự chú ý và muốn tiếp tục học và giao tiếp với mọi người.
* Ngoài ra, còn có các hoạt động góp phần giúp trẻ tự kỷ cải thiện được khả năng giao tiếp:
- Tổ chức các trò chơi làm việc nhóm hoặc thể thao đồng đội cho trẻ.
- Các bậc phụ huynh nên lên kế hoạch cho bé đi thăm bạn bè người thân từ 1 đến 2 lần trong tuần để trẻ được giao tiếp cũng như tiếp xúc với mọi người nhiều hơn.
- Cùng xem sách, đọc sách với trẻ, dạy trẻ các công việc đơn giản hàng ngày.
- Luân phiên chơi đồ chơi với trẻ theo nhiều cách khác nhau.
- Sử dụng tranh ảnh và âm nhạc kèm theo khi dạy trẻ.
- Nên để trẻ đặt câu hỏi tùy thích và cần đảm bảo thực sự lắng nghe trẻ và không phớt lờ câu hỏi của trẻ. Vì qua đó có thể giúp trẻ lưu trữ kiến thức cũng như cải thiện được khả năng giao tiếp với mọi người.
Tóm lại, việc cải thiện khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ không phải là chuyện một sớm một chiều. Phụ huynh cần kiên trì, nỗ lực giúp đỡ đồng hành cùng các con để mai sau cuộc sống của các em trở nên dễ dàng hơn. Với những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm đã có trong việc giáo dục và can thiệp cho trẻ tự kỷ, Trung tâm giáo dục Tường Minh luôn muốn được góp phần đồng hành chia sẻ và hỗ trợ quý phụ huynh trong quá trình chăm sóc, giáo dục con em mình.