Bởi vì khi dạy bé tập viết trước khi bước vào lớp 1 sẽ mang đến những lợi ích như:
- Giúp bé nhận diện được mặt chữ cái
- Ghi nhớ chữ cái tiếng Việt trước khi lên lớp 1
- Luyện viết đúng chính tả
- Con sẽ bớt bỡ ngỡ hơn khi lên lớp 1
- Tạo nền tảng tiếng Việt chữ chắc cho trẻ không thua kém bạn bè đồng trang lứa
- Hỗ trợ việc học kiến thức mới khi lên lớp 1 hiệu quả.
Với việc dạy bé tập viết từ khi con 5 tuổi hay dạy con viết chữ vào lớp 1 mang đến nhiều lợi ích. Nhưng ở độ tuổi này, bố mẹ không nên bắt ép bé phải học hay tạo áp lực cho bé.
Bởi vì nhiều phụ huynh thường “chạy đua” theo tâm lý muốn con học giỏi từ nhỏ nên ép con học nhiều. Tuy nhiên điều này có thể gây phản tác dụng, khiến bé sợ học nên bố mẹ cần lưu ý nhé.
Bài tập viết tiếng Việt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 gồm những gì?
Để có thể hỗ trợ bé tập viết lớp tiền tiểu học hiệu quả, bố mẹ sẽ phải hướng dẫn bé một số kiến thức sau đây:
Bài tập luyện viết các nét chữ cơ bản
Khi dạy bé tập viết, trước tiên bố mẹ cần hướng dẫn con làm quen với những nét chữ cơ bản trước. Bao gồm nét khuyết, nét cong, nét xiên, nét thẳng.
Đây được xem là những nét cơ bản khi viết các chữ cái tiếng Việt đều sẽ sử dụng. Bố mẹ có thể có thể chọn những cuốn vở luyện viết có sẵn những nét này để bé luyện tập.
Ban đầu hãy cho bé làm quen bằng cách tô theo những nét chấm đứt có sẵn, sau đó mới tự mình viết ra các nét không cần mẫu.
Luyện viết chữ cái tiếng Việt (chữ hoa, chữ thường)
Trong tiếng Việt có 2 loại chữ cái là chữ hoa và chữ thường. Tuy nhiên, với các bé chuẩn bị lên lớp 1 không nhất thiết phải học hết tất cả cách viết chữ in hoa, in thường của các chữ cái. Thay vào đó, bố mẹ có thể hướng dẫn con viết chữ thường trước một số chữ cái đơn giản, vì sẽ dễ hơn chữ hoa.
Bên cạnh đó, bạn có thể chia thành từng nhóm chữ khác nhau để hướng dẫn bé viết dựa trên những nét cơ bản đã học trên. Cụ thể:
- Nhóm 1 gồm: i, u, ư, t, p, y, n, m, v, s, r
- Nhóm 2 gồm: l, b, h, k
- Nhóm 3 gồm: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x
Luyện viết các chữ số
Bên cạnh luyện viết chữ cái thì bố mẹ có thể hướng dẫn bé luyện viết chữ số từ 0 – 9 hoặc từ 0 – 5 để con làm quen trước.
Tất cả những con số này khi viết cũng đều được ghép từ những nét cơ bản trên. Vậy nên, hãy rèn luyện cho bé từng chữ một, không cần quá nóng vội để bé vừa học vừa ghi nhớ hiệu quả.
Một số lưu ý khi cho trẻ làm bài tập luyện viết chuẩn bị vào lớp 1
Để có thể dạy bé tập viết tiếng Việt hiệu quả, bố mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản nhưng quan trọng sau đây.
Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ cho bé tập viết đầy đủ
Để bé tập viết, điều đầu tiên mà bố mẹ cần phải lưu ý chính là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ cho con tập viết. Dụng cụ ở đây chính là vở ô li, bút chì, tẩy, màu, phấn, bảng, bảng chữ cái tiếng Việt rỗng để con tô màu chữ cái theo ý tưởng, các cuốn sách viết mẫu để bé luyện viết theo,…
Đây chính là công cụ, là nền tảng để có thể hỗ trợ bé làm bài tập viết tiếng Việt cho bé chuẩn bị vào lớp 1 đạt hiệu quả tốt hơn.
Hướng dẫn con tư thế ngồi và cầm bút viết
Đây được xem là yếu tố quan trọng khi dạy con tập viết chữ mà bố mẹ cần phải lưu ý. Bởi vì nếu con tập viết mà không ngồi đúng tư thế rất dễ ảnh hưởng đến xương khớp, sự phát triển thể trạng của trẻ.
Cũng như nếu con không biết cách cầm bút hoặc cầm bút sai sẽ gây cản trở tới quá trình viết, cũng như dễ tạo thói quen xấu khi viết sẽ khó thay đổi sau này.
- Hướng dẫn con tư thế ngồi chuẩn khi tập viết
Khi bé tập viết hãy khuyên con nên ngồi trên bàn học đàng hoàng, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng và không chạm ngực vào bàn. Đồng thời, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, vai thăng bằng, mắt nhìn cách vở khoảng 30cm.
Bên cạnh đó, bé nên cầm bút bằng tay phải, trong khi đó tay trái sẽ tì nhẹ lên mép vở để quá trình viết vở sẽ không bị xê dịch. Đồng thời, hai chân sẽ để thoải mái và song song.
Việc giúp con ngồi đúng tư thế khi tập viết sẽ không bị mỏi vai, mỏi cổ. Đặc biệt giúp bảo vệ thị lực và cột sống của con an toàn, tránh bị cận thị hay vẹo cột sống khi tập viết trong thời gian dài.
- Hướng dẫn cách dạy con tập viết chữ bằng việc cầm bút
Khi mới tập viết bé có thể sẽ chưa quen và chưa kiểm soát lực khi cầm bút, nên sẽ hơi đau tay và ra mồ hôi nhiều. Vậy nên, bố mẹ cần phải hướng dẫn bé cách cầm bút đúng để quá trình viết thoải mái và giảm thiểu tình trạng trên.
Cụ thể:
- Cầm bút bằng 3 ngón tay: Bút khi cầm sẽ được cầm bằng 3 ngón cái, trỏ và ngón giữa. Đầu ngón tay trỏ sẽ cách đầu ngòi bút khoảng 2cm, khi cầm nên thoải mái không quá lỏng hay quá chặt. Đồng thời, ngón trỏ và ngón cái sẽ dùng để cố định thân bút, còn ngón giữa sẽ có tác dụng đỡ bút.
- Độ nghiêng bút khi cầm: Lúc cầm bút sẽ cầm xuôi theo chiều ngồi, cổ tay thẳng và độ nghiêng so với mặt giấy khoảng 45 độ.
- Cách đặt vở: Vở cũng sẽ được ngay ngắn trên mặt bàn hoặc hơi nghiêng khoảng 150 độ so với mặt bàn.
- Cách điều khiển bút: Bé sẽ di chuyển bút bằng cơ ngón tay và cổ tay. Bất kỳ chữ cái tiếng Việt nào khi viết sẽ đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Lưu ý không nên tì bút quá mạnh vào mặt giấy, cũng như cánh tay và cổ tay bé phải di chuyển nhịp nhàng theo chiều ngang khi viết.
Phân bổ thời gian làm bài tập viết cho bé hợp lý
Thực chất, với việc dạy bé tập viết tốn khá nhiều thời gian, nhưng các bé chuẩn bị lên lớp 1 sẽ phải trang bị nhiều kiến thức khác nhau. Vậy nên, bố mẹ cần phân bổ thời gian học tập cho bé một cách hợp lý, có kế hoạch, thời gian biểu rõ ràng để tránh bé học quá nhiều kiến thức trong thời điểm này.
Bố mẹ cần đồng hành hỗ trợ bé tập viết
Trong giai đoạn dạy con làm bài tập viết cho bé chuẩn bị vào lớp 1 này đòi hỏi có sự đồng hành của bố mẹ. Cụ thể, thời gian đầu bố mẹ nên cầm tay con và hướng dẫn bé tập viết từng chữ cái chi tiết, để con làm quen với cách cầm bút, điều khiển bút khi viết chữ…
Ngoài ra, trong quá trình viết bé gặp khó khăn hay vướng mắc nào thì bố mẹ sẽ giải đáp để con khắc phục và học viết hiệu quả hơn.
Không tạo áp lực lên con trẻ
Trong quá trình bé học tập viết theo mẫu chữ tập viết cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 chắc hẳn sẽ có nhiều sai sót như con viết sai, con viết nguệch ngoạc, viết lung tung,… Lúc này bố mẹ không nên quát tháo hay la mắng bé vì sẽ dễ khiến con sợ học và ngại học viết tiếp.
Thay vào đó, bạn hãy để con tập viết theo sự sáng tạo của mình. Điều này sẽ tạo được sự hứng thú cho trẻ khi học viết, kích thích tư duy sáng tạo và tạo tiền đề để con học cách cầm bút hiệu quả, từ đó luyện viết tốt hơn.