Trẻ có thể không chịu chào hỏi lễ phép vì những lý do như:
- Con cảm thấy người đối diện quá lạ lẫm, thậm chí sợ hãi khi gặp người đó.
- Trẻ không cảm thấy quý mến hay muốn gần gũi với người đối diện.
- Tâm trạng trẻ đang bất ổn, con có thể đang không vui, mệt hoặc cáu kỉnh.
- Trẻ muốn thể hiện rằng chào hay không là quyền của con.
Dạy trẻ chào hỏi lễ phép
CÁCH DẠY TRẺ CHÀO HỎI LỄ PHÉP
- Không thúc ép trẻ chào hỏi
Một tình trạng khá phổ biến là khi thấy trẻ không chủ động chào hỏi người lớn tuổi, nhiều bố mẹ vội vã thúc giục con bằng lời nói, ví dụ như: “Sao con chưa chào cô?”, “Chào cô đi con”... Thậm chí có những trường hợp bố mẹ còn trách mắng trẻ ngay trước mặt người lớn. Điều này là hoàn toàn không nên.
Việc thúc ép hay quở trách trẻ sẽ tạo tâm lý áp lực cho con, có thể khiến trẻ bị tổn thương, dần dần hình thành cảm xúc tiêu cực với việc chào hỏi người lớn. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy rất khó khăn và căng thẳng khi phải chào hỏi người lớn, từ đó sẽ rụt rè và ngại giao tiếp hơn.
Do vậy, điều đầu tiên mà bố mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép là không thúc ép con. Trẻ còn nhỏ nên việc không chủ động chào hỏi lễ phép có thể là tâm lý bình thường, và nhiệm vụ của bố mẹ lúc này là hướng dẫn, chỉ bảo con một cách nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng con nên thể hiện thái độ lịch sự bằng cách chào hỏi lễ phép khi gặp người khác.
Không thúc ép trẻ chào hỏi
- Bố mẹ chào hỏi trước để làm gương cho con
Đây là cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép hiệu quả được nhiều bố mẹ áp dụng. Thay vì áp đặt và ép trẻ phải chào người lớn, bố mẹ hãy vui vẻ chào hỏi khi gặp ai đó để con học hỏi theo. Bố mẹ cũng nên tập thói quen chào hỏi trẻ mỗi khi con đi đâu đó về.
Trong trường hợp trẻ gặp người lớn và không chào, bố mẹ cũng đừng nên quát mắng hay trách móc, lớn tiếng với con ngay tại thời điểm đó. Hãy giữ bình tĩnh và trò chuyện với trẻ khi về nhà một cách nghiêm túc và tôn trọng con.
Lúc này, bố mẹ nên kiên nhẫn để giải thích cho trẻ hiểu lý do con nên chào hỏi mọi người: việc chào hỏi là biểu hiện cho thấy sự tôn trọng người đối diện, giúp mọi người gần gũi và quý mến nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Cứ kiên nhẫn thực hiện như vậy để dạy con cách chào hỏi lễ phép ba mẹ nhé.
⇒ Hãy luôn nhớ rằng, dạy trẻ kỹ năng chào hỏi cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là một việc cần xuất phát từ bên trong, trẻ hiểu và muốn làm điều đó, tôn trọng không còn ý nghĩa khi nó có sự ép buộc.
⇒ Ba mẹ cần nắm rõ phương pháp dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép hiệu quả để sớm hình thành cho con phép lịch sự này, giúp hành động này trở thành một phản xạ của trẻ mỗi khi gặp người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình.
⇒ Qua đó, trẻ sẽ nhận thức được rằng đây là việc bình thường mà con cần thực hiện khi gặp người khác, đồng thời thực hiện điều đó trong tâm lý thoải mái và tự nhiên nhất.