1. Đối với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo
Có rất nhiều cách để dạy con về sự chia sẻ. Khi con bước vào giai đoạn phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, đó là thời điểm có ảnh hưởng và tác động lớn nhất để con học được tầm quan trọng của việc chia sẻ.
Các kỹ năng chia sẻ mà con học lúc này sẽ ảnh hưởng đến con trong suốt quãng đời còn lại. Có rất nhiều hoạt động chia sẻ dành cho trẻ mới biết đi:
- Đưa cho con một ít bánh quy giòn và yêu cầu con chia sẻ với bạn.
- Cho con vẽ một bức tranh với người khác - chúng chuyền bút màu qua lại và thêm gì đó vào tờ giấy cho đến khi hoàn thành.
- Đọc một cuốn sách cùng nhau và thay phiên nhau đọc các trang.
- Yêu cầu con chọn một món đồ chơi đặc biệt để chia sẻ với bạn bè khi có một buổi vui chơi.
- Đặt hẹn giờ khi cần thiết để mỗi đứa trẻ có một lượt chơi như nhau.
Lúc đầu, cha mẹ có thể thất vọng và tức giận khi con không chịu chia sẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo chỉ đang học cách hiểu và truyền đạt cảm xúc của mình.
2. Lứa tuổi tiểu học
Khi trẻ bước vào những năm đầu của trường tiểu học, hoặc 5 - 6 tuổi, con sẽ hiểu rõ hơn về sự chia sẻ. Nhưng trẻ ở độ tuổi này sẽ dễ dàng chia sẻ với một đứa trẻ khác hơn là một nhóm lớn. Nhiều trẻ ở độ tuổi này có một người bạn thân nhất mà con thích làm mọi việc cùng.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em hiểu tầm quan trọng của việc chia sẻ khi lên 7 hoặc 8 tuổi. Ở độ tuổi này, con hiểu những hậu quả sẽ phải đối mặt nếu không chia sẻ, chẳng hạn như không được mời chơi trò chơi.
Ở độ tuổi này, con cũng đã đi học toàn thời gian trong một vài năm nên chúng quen với việc tương tác với bạn bè mà không có sự hướng dẫn và quan sát của cha mẹ.
3. Lứa tuổi THCS
Khi con bạn lên cấp hai, con độc lập hơn nhiều với cha mẹ. Con có cuộc sống xã hội của riêng mình (thậm chí có thể bận rộn hơn cả cha mẹ) và có thể ít chia sẻ mọi thứ với người nhà.
Điều quan trọng hơn bao giờ hết là con hiểu được tầm quan trọng của lòng hào hiệp, nhưng cũng phải tự bảo vệ mình. Bước vào tuổi vị thành niên đưa ra những thách thức mới về xã hội và quan hệ.
Mặc dù con nghĩ rằng chúng có thể tự điều hướng tất cả, nhưng chúng vẫn cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ trong giai đoạn này là giữ cuộc đối thoại cởi mở với con.