Nuôi dạy con cái là một quá trình dài, nếu áp dụng đúng phương pháp cha mẹ sẽ góp phần vào thành công của con cái sau này.
1. Nói những lời tích cực
Có 2 đứa trẻ đang làm bài tập, một người mẹ nói: "Viết cho đẹp vào, đừng có mà cẩu thả", nhưng bọn trẻ vẫn viết xấu. Trong khi đó, người mẹ khác thì nói: "Mẹ thấy con rất cố gắng, chữ này đẹp hơn hôm trước rồi đó con", kết quả đứa trẻ viết bài rất nhanh và đẹp.
Những lời nói tích cực của cha mẹ luôn có tác động rất lớn đối với trẻ. Nó sẽ mang tới cho trẻ lòng can đảm và sức mạnh để cố gắng nhiều hơn nữa.
2. Giữ ranh giới với con cái
Có một thực tế cho thấy, mâu thuẫn lớn nhất trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sự thiếu ý thức về ranh giới. Trẻ con không phải là đất sét để cha mẹ tùy ý nặn thành những thứ mình muốn. Con cái cần có cuộc sống riêng và sở thích riêng.
Cha mẹ nào mà chẳng yêu thương con mình, luôn muốn dành những thứ tốt nhất cho con, nhưng họ cần phải biết dừng lại đúng lúc. Càng thương con bao nhiêu thì càng phải biết chừa chỗ cho con trưởng thành bấy nhiêu.
3. Đừng đánh giá thấp một đứa trẻ hướng nội
Trong mắt một số cha mẹ, trẻ hướng nội thường có EQ thấp, nhút nhát, khó thành công… Thế nhưng, những đứa trẻ hướng nội thường có thế giới nội tâm phong phú, điều cha mẹ cần làm là bao dung và chấp nhận chứ không phải ép trẻ trở nên hướng ngoại.
4. Hỗ trợ trẻ khám phá thế giới
Sự trưởng thành của trẻ không thể tách rời với việc khám phá thế giới. Mỗi vấn đề khó khăn trẻ mắc phải là cơ hội để chúng vượt qua và phát triển tốt hơn.
Cha mẹ khôn ngoan sẽ không ra lệnh hay cấm cản con mình, thay vào đó họ sẽ là người quan sát, đồng hành để con bước ra thế giới.
5. Hiểu rằng mỗi đứa trẻ không giống nhau
Có những đứa trẻ làm gì cũng chậm chạp hơn người khác, điều này khiến cho cha mẹ phiền lòng. Thế nhưng, đó không phải là đứa trẻ ngốc nghếch, chỉ cần chúng không bỏ cuộc, sau một thời gian tích lũy sức mạnh, đến một thời điểm thích hợp chúng sẽ bùng nổ.
Những đứa trẻ chậm chạp cần được cha mẹ thông cảm và chấp nhận, vì chúng đã cố gắng đi một đoạn đường dài hơn những người khác.
6. Đồng hành cùng con cái
Trong quá trình lớn lên của trẻ không thể tránh khỏi việc mắc sai lầm và gây ra rắc rối. Tất cả những điều đó đều không có gì quá ghê gớm, điều kinh khủng là cha mẹ đặt con mình vào tình thế bị cô lập, bất lực.
Cha mẹ nên là nơi trẻ cảm thấy được an toàn và gia đình là nơi bình yên mỗi khi trẻ gặp khó khăn. Việc thấu hiểu, ủng hộ sẽ giúp con cái can đảm vượt qua khó khăn.
7. Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo ở con cái
Trong cuộc sống, không khó để nhận thấy có những bậc cha mẹ khó chấp nhận thất bại của con mình. Những đứa trẻ lớn lên với sự kỳ vọng hoàn hảo, chúng thường không dám thử điều mình thích, sợ mắc sai lầm và rất khó để tự lập.
Thay vì ép con mình trở thành một đứa trẻ hoàn hảo, cha mẹ nên chấp nhận khuyết điểm và tin tưởng để trẻ trở nên tốt hơn.
8. Tôn trọng sự khác biệt
Trên đời không có 2 chiếc lá giống nhau và cũng không có đứa trẻ nào giống hệt nhau. Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất, cha mẹ không thể sử dụng cùng một chiếc thước đo để đánh giá con mình.
Giáo dục là sự thức tỉnh, không phải là sự biến đổi. Nhiệm vụ của cha mẹ là hiểu và chấp nhận sự khác biệt của con mình, chú ý và quan tâm đến mọi nhu cầu phát triển của trẻ, sau đó cho phép chúng phát triển theo cách riêng của mình.
9. Dạy trẻ học cách đối mặt với thất bại
Đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua những lần vấp ngã lớn nhỏ trong cuộc đời. Đối mặt với thất bại có một số đứa trẻ không muốn chấp nhận.
Trước những thất bại, điều đầu tiên trẻ cần là sự ủng hộ vô điều kiện về mặt tinh thần từ cha mẹ, sau đó học cách can đảm đối mặt với thử thách và khó khăn.
Cha mẹ cần dạy con cách bình tĩnh trước khó khăn và động viên những lúc con cần nhất.
10. Khuyến khích và đánh giá cao
Việc la mắng, chỉ trích chỉ kìm hãm sự phát triển của con cái, chỉ có sự khích lệ, động viên mới khiến trẻ ngày càng tốt hơn.
Điều cha mẹ cần làm là khẳng định nỗ lực, coi trọng thái độ hơn thành tích, khuyến khích sự sáng tạo và khen ngợi sự kiên trì của trẻ