Cách dạy trẻ đi vệ sinh đúng cách
Để bắt đầu kế hoạch dạy trẻ vệ sinh cá nhân, ba mẹ nên quan sát và đánh giá sự sẵn sàng trong tâm lý của trẻ. Việc bất ngờ bắt ép trẻ phải làm theo những gì ba mẹ yêu cầu có thể khiến trẻ không chấp nhận hợp tác hoặc quấy khóc. Do đó, ba mẹ nên lưu ý về cách dạy trẻ đi vệ sinh cần bắt đầu từ những gì đơn giản nhất, cụ thể như:
3.1. Dạy trẻ vệ sinh cá nhân từ những thói quen cơ bản
Hầu hết các bé đều ít hợp tác với những việc mà chúng thấy quá sức với bản thân. Do đó, việc ba mẹ đưa ra quá nhiều yêu cầu hoặc dạy dồn dập nhiều vấn đề có thể khiến trẻ cảm thấy quá tải, không mang lại kết quả như mong đợi. Do đó, ba mẹ nên bắt đầu dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân từ những hoạt động đơn giản như rửa tay, lau miệng.
3.2. Lý giải cho trẻ hiểu về thói quen tốt và xấu
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà ba mẹ nên tìm cách giải thích cho con hiểu thế nào là thói quen tốt và thói quen xấu. Từ đó, phụ huynh bắt đầu có nền tảng giúp trẻ xây dựng và phát triển những thói quen tốt và không thực hiện những thói quen xấu. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ trong những tình huống khác nhau để củng cố ý thức cho trẻ, dành những lời khen khi trẻ thực hiện những thói quen tốt.
Ba mẹ nên làm gương cho trẻ học theo
3.3. Bố mẹ làm gương cho trẻ
Ngoài việc giáo dục trẻ những kỹ năng vệ sinh cá nhân đúng cách, bố mẹ còn là tấm gương để thúc đẩy trẻ học theo. Do đó, các bậc phụ huynh cần tuân thủ đúng những thói quen đã dạy cho con trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện cùng mình. Điều này có thể giúp trẻ cảm nhận việc vệ sinh cá nhân cũng là một hoạt động thú vị.
Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp dạy trẻ vệ sinh cá nhân nhằm xây dựng những thói quen tốt cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, ngoài việc chú trọng về cách dạy và củng cố kỹ năng, bố mẹ nên đánh giá khả năng của con để đưa ra phương