1. Hiểu tâm lý khi trẻ xa cha mẹ, chuẩn bị đến trường
Có rất ít trẻ khi mới bắt đầu tách biệt gia đình, một mình làm quen với môi trường mới mà không chút lo ngại. Điều này có thể bao gồm từ mong muốn ở thêm bên mẹ một chút nữa trước khi cô giáo đóng cổng trường và sau đó là tràng khóc lóc, nước mắt lã chã. Đó là những phản ứng rất bình thường. Phụ huynh cần xác định tư tưởng ngay từ đầu.
Nước mắt khi “chia tay” trước cổng trường không phải là dấu hiệu của sự bất an về tình cảm và thường chỉ là tạm thời; đặc biệt là lần đầu bé xa cha mẹ. Tuy nhiên, có thể cha mẹ sẽ thấy rằng trong vòng một hoặc hai giờ; ngay cả trong ngày đầu tiên; các hoạt động của tại trường mầm non sẽ thu hút bé và trẻ thích thú rời xa mẹ để tham gia các trò chơi mới đầy hấp dẫn.
Trước khi biết cách cho trẻ đi học không khóc; cha mẹ cần nắm bắt tâm lý khi trẻ chuẩn bị đi học
- Trong nhiều trường hợp, trẻ không muốn đi học có thể kéo dài 4-5 tuần trước khi ổn định.
- Nếu phải thay đổi trường mầm non trẻ cũng có thể khóc một lần nữa dù đã quen với việc rời xa người thân.
- Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ dành thời gian để chơi nhiều hơn thì sẽ dạn dĩ hơn khi làm quen môi trường mới.
- Trẻ không níu chặt mẹ trong khi đi học nữa nhưng không đồng nghĩa với bé không gặp những khó khăn về cảm xúc sau này.
- Trẻ bám mẹ và khóc nhiều nhất trong 2 tuần đầu tiên. Trong hầu hết các trường hợp tâm trạng bất ổn sẽ giảm dần ngay sau giai đoạn ngắn ngủ này.
Trẻ nào cũng trải qua Giai đoạn bám mẹ. Vậy cách đối phó là gì?
2. Cách cho trẻ đi học mầm non không khóc
Sau đây là một số cách cho trẻ đi học không khóc để ngăn chặn những “rắc rối tâm lý” sớm trước khi nó trở thành vấn đề nghiêm trọng.
2.1 Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường
Việc tham gia ở bất kỳ hình thức nào tương tự những hoạt động ở trường mẫu giáo sẽ khiến con quen với việc tương tác với người khác và trở nên dạn dĩ hơn. Thỉnh thoảng cha mẹ có thể gửi bé ở nhà ông bà hoặc thuê người giúp việc; và lánh đi đâu đó một khoảng thời gian trong ngày để bé quen với việc bị tách khỏi mẹ. Đây là bước đầu tiên cần thiết trong cách cho trẻ đi học không khóc.
2.2 Trấn an con ngày đầu là cách cho trẻ đi học không khóc
Chắc chắn bé cần cha mẹ vỗ về và trấn an rằng mọi chuyện sẽ ổn; cô giáo sẽ yêu mến bé và bé sẽ được an toàn trong lớp. Bé cưng cũng sẽ tìm thấy nhiều niềm vui bên thầy cô và bạn bè mới. Cách cho trẻ đi học không khóc đó là vào những ngày đầu tiên; mẹ hãy giữ tay bé, dẫn bé vào lớp và tiếp tục nói với trẻ rằng cha mẹ hài lòng vì con đang làm rất tốt.
2.3 Cho bé làm quen với trường trước khi đi học
Mẹ có thể đưa bé đến trường chơi, dạo quanh khuôn viên trước khi bắt đầu đi học chính thức. Đây cũng là cách rất nhiều trường mầm non áp dụng. Cách cho trẻ đi học không khóc khác đó là dành ra một tuần cho bé làm quen với cô; với trường sau đó đi học nửa buổi, sau đó là cả ngày.
2.4 Tạo sự hào hứng cho trẻ trên đường đi học
Trên đường chở con đi đến trường mầm non; mẹ hãy chia sẻ về những hoạt động thú vị (“Con sẽ được chơi xích đu nè!”); và những người bạn đồng trang lứa của con. Đây là cách cho trẻ đi học không khóc và tạo tinh thần hứng khởi nơi con.
Làm sao để trẻ thích đi học mẫu giáo?
- Cha mẹ hãy duy trì thái độ lạc quan và háo hức khi chở con đi học;
- Đừng khiến bé cảm thấy căng thẳng với hàng tá câu hỏi con không biết trả lời.
- Đừng gieo vào đầu trẻ những dặn dò tiêu cực như: “Đừng làm quá!”; hoặc “Con nhìn bạn hàng xóm kìa, có khóc khi đi học đâu.”
Khi đến trường, tìm giáo viên của bé, tặng con một nụ hôn, ôm và tạm biệt nhanh chóng; sau đó giao cho cô. Rời khỏi trường mẫu giáo ngay mà không cần ngó nghiêng. Với cách cho trẻ đi học không khóc này; mọi việc diễn ra càng ngắn gọn càng tốt.
Hãy nói với trẻ rằng cha mẹ đã vui như thế nào khi thấy bé ngoan không khóc khi chơi cùng cô giáo và các bạn trong vài giờ mà không có mẹ ở bên. Nhắc trẻ về tất cả những niềm vui mà bé có; và khuyến khích trẻ kể cho cha mẹ tất cả về các hoạt động mà cô ấy đã tham gia trong khi ở trường.