1. Chia nhỏ để giải quyết
Trẻ em thường hiếu động và thích tìm tòi mọi thứ trong cùng một khoảng thời gian. Do đó, các công việc mà bé làm thường bị xao nhãng cũng như mất độ tập trung cao. Bố mẹ hãy dạy con tập trung học bài bằng cách giải quyết từng từng bài tập một đến khi hoàn thành rồi mới chuyển sang bài tập mới, hơn là nghĩ cùng lúc quá nhiều thứ tại cùng một thời điểm.
2. Chia nhỏ nhiệm vụ
Việc chia nhỏ các bài tập lớn thành từng phần nhỏ sẽ giúp trẻ tập trung cao độ và dễ dàng xử lý các yêu cầu của đề bài hơn. Bạn nên giải thích cho trẻ rằng, nếu con làm cùng lúc, con sẽ bị chán nản nếu không tìm ra được hướng đi của bài tập và dễ mất tập trung.
Bằng cách chia nhỏ nhiệm vụ, trẻ sẽ nắm được mình cần hoàn thành bài tập nào trước rồi cố gắng suy nghĩ và thực hiện chúng. Đó cũng là cách tạo động lực cho trẻ để hoàn thành mục tiêu bản thân đề ra.
3. Lập danh sách các mục tiêu
Đôi khi, bạn thường thấy con mình không thể tập trung học. Thực chất vấn đề xuất phát từ chuyện bé không biết mình nên tập trung vào việc gì trước. Bởi vậy, trước khi con bạn bắt đầu buổi học trực tuyến hoặc làm bài tập về nhà, bạn nên thiết kế một danh sách những việc cần làm theo thứ tự để bé theo dõi và thực hiện.
Chẳng hạn như, nếu con bạn chuẩn bị ngồi học bài, mục tiêu của bé sẽ phải là đọc trước và ghi chú lại những thông tin từng mục nhỏ trong bài học mới.
4. Cách dạy con tập trung học bài: Tạo không gian học tập chuyên dụng
Tạo không gian học tập chuyên dụng cũng là một trong các cách dạy con tập trung học bài hiệu quả. Một không gian được bố trí ngăn nắp, bao gồm bàn học, ghế ngồi thoải mái, đèn, sách vở, dụng cụ học tập,... sẽ giúp trẻ tránh được những cám dỗ bên ngoài và tập trung cao độ hơn.
5. Sắp xếp các ghi chú
Tương tự như tạo không gian học tập, bạn nên dạy con tập trung học bài bằng cách sắp xếp các ghi chú để bé dễ dàng tìm kiếm mỗi khi cần. Hãy chia ghi chú theo màu sắc hoặc xếp chúng vào từng tệp khác nhau, sau đó bạn ghi tên môn học lên tệp nhằm tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
6. Dạy trẻ đối phó với sự phân tâm
Bố mẹ không thể nào liên tục ngồi bên cạnh bé và hướng dẫn bé học cũng như tránh để bé phân tâm. Thay vào đó, bạn cần dạy trẻ đối phó với sự phân tâm. Khi con trẻ gặp vấn đề với việc tập trung học bài, bố mẹ nên khuyến khích bé rời khỏi ghế và nghỉ ngơi một chút trước khi tiếp tục học bài hoặc làm bài tập về nhà.
Trường hợp bé đang tham gia lớp học trực tuyến và bị phân tâm, bạn có thể hướng dẫn bé nhắm mắt lại rồi thư giãn cơ thể trong vài giây giúp đầu óc thoải mái hơn rất nhiều.
7. Cách dạy con tập trung học bài: Dành thời gian cho việc học và làm bài tập về nhà
Hầu hết trẻ em nếu được bố mẹ sắp xếp thời gian làm bài tập về nhà vào một khung giờ cố định, các bé đều có thể tập trung học tốt và ít bị lơ là.
Bằng cách lên thời gian biểu về khoảng thời gian làm bài về nhà, nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động khác, bé sẽ chú tâm vào làm việc cần thiết vào khoảng thời gian mà bạn đã định sẵn. Và bố mẹ cũng đừng quên để thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cho bé giúp thư giãn sau những giờ học mệt mỏi nhé!
8. Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Bí quyết cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ làm trẻ tỉnh táo và tăng khả năng tập trung hơn. Vì vậy, bạn nên tập cho bé đi ngủ trong khung giờ quen thuộc và thức dậy đúng giờ mà vẫn đảm bảo nạp đủ năng lượng cho một ngày học tập chăm chỉ.
9. Kết nối bài học với thứ trẻ thích
Sự mất tập trung ở trẻ thường xuất phát từ việc thiếu kết nối với những gì mà con thích. Vì thế, bạn nên áp dụng các hoạt động vừa học vừa chơi cho bé, kết hợp bài học với những thứ trẻ thích.
Chẳng hạn như, nếu con bạn gặp khó khăn khi đọc một quyển sách khô khan, bạn nên tìm quyển sách khác thú vị hơn với nhiều hình minh họa để trẻ vừa học thêm kiến thức mới mà còn mở mang trí tưởng tượng qua hình ảnh.
10. Cách dạy con tập trung học bài: Hoạt động thể chất
Nhiều bố mẹ dạy con tập trung học bài bằng cách động viên con sau khi học bài xong, bé sẽ được chơi trò chơi ngoài sân vườn.
Đây chính là động lực thúc đẩy bé làm bài tập và học chăm chỉ hơn cũng như giúp bé vận động cơ thể, tránh ngồi lâu một chỗ.
Sau đây là vài gợi ý cho các hoạt động thể chất cho bé:
Chạy bộ hoặc đạp xe đạp quanh sân nhà.
Nhảy múa bất kỳ bài hát nào bé yêu thích.
Luyện tập một môn thể thao bất kỳ và phù hợp với bé.
11. Chuyển động trong khi học
Học bài không chỉ là hoạt động tập trung ngồi tại một điểm trong thời gian dài, bé vẫn hoàn toàn vừa học và đi bộ vòng quanh nhà. Bạn có thể cho phép bé cầm sách và đi xung quanh hoặc để sách lên bàn đọc rồi đi ra chỗ khác để nghiền ngẫm thông tin vừa tiếp nhận.
12. Nghỉ giải lao thường xuyên
Thời gian tập trung của trẻ luôn ngắn hơn người trưởng thành, vì vậy việc sắp xếp thời gian nghỉ giải lao cho trẻ thường xuyên cực kỳ quan trọng làm tăng năng suất cho bé sau đó. Bạn nên khuyến khích bé học trong khoảng thời gian rồi nghỉ ngơi, sau đó quay trở lại để làm bài tập.
Một số hoạt động phù hợp mà bé có thể làm bao gồm:
- Đi uống nước
- Ăn bữa nhẹ như các loại hạt, sữa chua hoặc trái cây
- Đi tắm
- Hát theo một bài hát yêu thích
- Đi dạo quanh nhà
13. Đưa ra tín hiệu cho trẻ
Nếu như sử dụng các phương pháp dạy con tập trung học bài không đem lại hiệu quả cao, bạn nên dùng tín hiệu bắt buộc con phải quay lại bàn học khi trẻ xao nhãng. Ngay khi con bắt đầu mất tập trung, bạn cần đặt tay lên vai bé và nhắc nhở nhẹ nhàng giúp bé tập trung trở lại.