Hướng dẫn cha mẹ cách dạy kỹ năng sống cho bé như đọc sách, tự chăm sóc bản thân, hòa đồng với mọi người xung quanh giúp con phát triển toàn diện.
Tại sao cần dạy kỹ năng sống cho trẻ? Dạy kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp bé biết xử lý và ứng phó tốt hơn với những tình huống . Vậy cần phải dạy trẻ những kỹ năng nào? Hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng quan trọng mà bố mẹ nhất định phải dạy con trong bài viết dưới đây
Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống có thể được hiểu là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi của mỗi cá nhân đối với các nhu cầu và thử thách của cuộc sống hàng ngày.
Những kỹ năng này con người tiếp thu thông qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, dùng để trả lời các câu hỏi và các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bảy kỹ năng sống cần thiết và đưa ra một số cách đơn giản để nuôi dưỡng chúng.
1. Chú trọng việc đọc sách
Sách là nguồn tri thức vô giá để con trẻ tự tìm tòi và học hỏi những điều mới lạ. Việc dạy trẻ kỹ năng sống thông qua việc đọc và học tập sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng kiến thức. Nhờ đó, các bé sẽ trở nên giỏi giang và khôn khéo hơn.
Không những vậy, đọc sách sẽ giúp trẻ rèn luyện những đức tính tốt như điềm đạm và tự giác. Ngoài ra, đừng gò bó trẻ trong những bài học từ sách giáo khoa. Bố mẹ hãy khuyến khích, hỗ trợ, đồng thời là tấm gương tốt để con trẻ tiếp thu bài học từ cuộc sống.
2. Dạy trẻ kỹ năng sống kết nối, giao lưu với bạn bè
Có lẽ không cần phải bàn cãi nhiều về giá trị của làm việc nhóm. Vì thế, bạn hãy khuyến khích và tạo điều kiện để con chơi chung, làm việc chung với bạn bè xung quanh. Trẻ sẽ học được cách quan sát, nhìn nhận mọi việc từ nhiều quan điểm khác nhau.
Ngoài ra, còn có rất nhiều điều mà con trẻ sẽ tiếp thu được trong quá trình kết nối, giao lưu như học cách nói “cảm ơn”, “xin lỗi” và rèn luyện thể chất.
3. Dạy trẻ kỹ năng sống tôn trọng và giúp đỡ người khác
Cách dạy trẻ kỹ năng sống thiết thực nhất là dạy bé học cách tôn trọng người khác là thói quen văn minh nhất mà trẻ cần có được. Tôn trọng đến từ sự lắng nghe, thấu hiểu và thông cảm. Bất luận là ai, chúng ta cũng đều phải tôn trọng họ.
Việc kỹ năng sống cho trẻ trong việc giúp đỡ những người xung quanh, khuyến khích trẻ cùng bạn dọn dẹp nhà là điều vô cùng quý giá. Nó giúp con người xích lại gần nhau và khiến cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Hãy dạy trẻ thể hiện lòng tốt của mình từ việc nhỏ nhất. Đó có thể là giúp một bà cụ qua đường, trao cho người tàn tật một chiếc bánh... Dạy trẻ những điều này, bố mẹ sẽ giúp con mình nhận ra giá trị của tình yêu thương.
4. Dạy trẻ kỹ năng biết tự chăm sóc bản thân
Dạy kỹ năng sống cho trẻ theo từng độ tuổi, hãy để trẻ học cách tự chăm sóc bản thân mình. Vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, tự dọn đồ chơi... đó là những công việc trẻ hoàn toàn có thể tự mình làm được. Thông qua đó, trẻ sẽ học được đức tính kiên nhẫn và có một một lối sống lành mạnh, ngăn nắp. Kỹ năng sống này sẽ rất có lợi khi bước vào những chặng đường tương lai.
5. Biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc
Bố mẹ khôn ngoan là những người biết dạy những kỹ năng sống cho trẻ qua hành động biết cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ. Trẻ làm sai, cần phải học cách xin lỗi với thái độ thành khẩn.
Khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, bày tỏ sự cảm ơn là điều con trẻ nên thể hiện. Bên cạnh đó, học tha thứ và xin được tha thứ là dấu hiệu của lòng dũng cảm mà con cần được rèn luyện. Hãy khuyến khích trẻ nuôi dưỡng thái độ này ngay từ khi còn nhỏ.
6. Bảo vệ môi trường và yêu thương động vật
Chúng ta chỉ có một hành tinh để sinh sống và có nhiệm vụ phải bảo vệ nó. Vì thế, bố mẹ nên tạo cho kỹ năng sống cho trẻ chăm sóc cây cỏ, không vứt rác thải lung tung và yêu thương động vật. Khuyến khích con trẻ tự mình cho động vật ăn, dắt chó đi dạo.
Hãy dạy chúng cách tiết kiệm nước, tắt điện khi không dùng đến. Những việc làm đó tuy nhỏ nhưng giúp trẻ có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường sống.
7. Tập trung và tự chủ
Những hoạt động hằng ngày tưởng chừng như bình thường, nhưng trong đó có rất nhiều hành động giúp trẻ phát triển khả năng tập trung và tự chủ như: Nói chuyện với con bạn về những gì con thích làm mỗi ngày; sắp xếp ngôi nhà để con bạn biết nơi nào để giày, áo khoác và đồ dùng cá nhân; tham gia các hoạt động giác quan; cùng nhau hoàn thành bài tập giải câu đố hoặc chỉ cần yên tĩnh đọc sách... Những hoạt động đơn giản nhưng có thể giúp con bạn tăng cường khả năng tập trung cao.
8. Tập nói suy nghĩ tò mò
Ở một số trẻ em suy nghĩ về quan điểm của người khác sẽ không tự nhiên được hình thành, nhưng nó có thể được phát triển. Thông qua những câu chuyện, bạn dẫn dắt bé cùng nhau thảo luận về cảm xúc của các nhân vật như: “Con tự hỏi vì sao con chuột và con mèo không thể sống hòa đồng với nhau nhỉ”.
Tập cho bé khả năng quan sát người khác đang cảm thấy như thể nào, ví dụ: “Có một cậu bé ngồi chơi một mình rất buồn. Tôi tự hỏi nếu tôi đến chơi với cậu ấy thì cậu ấy có vui hơn không nhỉ”. Từ đó, giúp bé tăng khả năng nói lên suy nghĩ của bản thân và suy nghĩ cho người khác.
9. Giao tiếp hòa nhập
Các bậc phụ huynh nên tạo môi trường giao tiếp hằng ngày cho bé để xây dựng kỹ năng hiểu và giao tiếp nhiều hơn với người khác, giúp các bé có nhiều tình cảm hơn với mọi người trong xã hội.
Tuy rằng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khả năng của mỗi bé khác nhau, nhưng ít nhất các bé phải học cách hiểu các tín hiệu trong xã hội. Lắng nghe một cách cẩn thận, cân nhắc những gì mà các con muốn truyền đạt và cách hiệu quả nhất để chia sẻ nó.
Chỉ cần bạn chịu dành thời gian quan tâm, lắng nghe và phản hồi với con bạn thì có thể giúp xây dựng những kỹ năng này một cách dễ dàng.
10. Tạo kết nối
Trong cuộc sống, nếu mỗi chúng ta cùng cố gắng tạo nhiều kết nối thì sẽ tạo ra nhiều ý nghĩa hơn với thể giới này. Khi bạn học tập chân chính thì từ đó sẽ hình thành nhiều mối liên hệ và khuôn mẫu từ những thứ dường như khác nhau.
Chẳng hạn như: Khi các bé phân loại những vật dụng cơ bản trong nhà như đồ chơi và đồ dùng học tập, qua đó trẻ nhỏ cũng bắt đầu nhìn thấy các kết nối. Hoặc chỉ ra mối liên hệ trừu tượng hơn trong cuộc sống thông qua những câu chuyện như: “Cuốn sách này khiến tôi nhớ lại khi chúng tôi nhặt vỏ sò ở bãi biển”.
Ngoài ra, những hoạt động đơn giản như chọn quần áo phù hợp với các bữa tiệc, cũng giúp bé xây dựng mối liên hệ tốt hơn.
11. Tư duy phản biện
Một trong những kỹ năng sống mà các bé cần phải học tập nhiều hơn đó chính là tư duy phản biện. Mà cách tốt nhất để xây dựng tuy duy phản biện là thông qua các trò chơi phong phú, có kết thúc mở.
Bạn nên tạo cho con mình không gian vui chơi thỏa mái, cho bé cùng chơi với bạn bè như: Giả làm lính cứu hỏa hoặc siêu anh hùng, chơi trốn tìm, xây dựng công trình kiến trúc.
Thông qua vui chơi, trẻ em hình thành ý tưởng của mình, chấp nhận rủi ro, mắc lỗi và tự tìm giải pháp. Đây đều là những yếu tố cần thiết trong công cuộc xây dựng tư duy phản biện cho bé.
12. Chấp nhận những thách thức
Một kỹ năng sống quan trọng mà các bé cần phải học tập và phát triển đó là chấp nhận thách thức, có thể đương đầu với khó khăn, vượt qua thất bại và tiếp tục cố gắng. Trong môi trường phù hợp, không quá hạn chế và giúp trẻ em học cách chấp nhận những thử thách.
Bạn nên khuyến khích con bạn thử những điều mới và chấp nhận rủi ro khi thất bại. Đưa ra thử thách mới khi các bé đã sẵn sàng: “Thử một lần nhé, tôi nghĩ bạn đã sẵn sàng học cách thắt dây giày”. Quan trọng hơn là phải nỗ lực và cố gắng hết sức mình.
13. Tự định hướng cho bản thân
Trong cuộc sống thường có rất nhiều lần bạn cảm thấy buồn chán, nhưng bạn là một đứa trẻ yêu thích đọc sách thì nỗi buồn này sẽ nhanh chóng tiêu tan. Để khuyến khích niềm yêu thích học tập, bạn không nên cho các con xem quá nhiều tivi hoặc điện thoại.
Bạn hãy khuyến khích bé tham gia nhiều hoạt động như đọc sách, vui chơi và khám phá có kết thúc mở. Ngoài ra, cùng nhau đi thư viện để đọc sách, cũng giúp các bé nâng cao kiến thức, khả năng tự học hỏi và tự định hướng cho bản thân.
Trẻ em như trang giấy trắng, bố mẹ hãy kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để dạy trẻ kỹ năng sống cơ bản nhé. Hãy nhớ rằng, thay vì bao bọc, bạn nên giúp trẻ trở thành người tự chủ trong mọi tình huống. Đó mới là món quà quý giá nhất mà bạn có thể tặng cho con.