1. Tôn trọng bạn nam và nữ như nhau
Sự tôn trọng dành cho người khác là một đặc điểm quan trọng mà con trẻ nên có. Trẻ nên hiểu rằng cả hai giới tính đều bình đẳng như nhau, do đó, chúng cần có sự tôn trọng đối với những trẻ em khác cùng độ tuổi và không phân biệt giới tính.
2. Không sợ mắc lỗi
Học hỏi từ sai lầm của người khác là điều nên làm, thế nhưng học hỏi từ chính những thất bại của bản thân lại là điều càng nên được quan tâm hơn. Trẻ nên có tinh thần thoải mái trước những lỗi lầm của mình, sẵn sàng sửa sai để dễ dàng hoàn thiện bản thân hơn.
3. Xem trọng kiến thức hơn điểm số
Đôi khi các phụ huynh dễ dàng trở nên thất vọng hay nóng nảy khi nhận được điểm số không đáp ứng được kỳ vọng của họ về thành tích của con cái. Tuy nhiên, điểm tốt không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc đứa trẻ thật sự học tập hiệu quả. Cha mẹ nên động viên cho con trẻ hiểu rằng, kiến thức mới là điều quan trọng nhất, đáng được trân trọng hơn cả điểm số.
4. Xem bố mẹ như người hỗ trợ, không phải “kẻ thù”
Trở thành một “người bạn” của con không phải là một vấn đề dễ dàng, đặc biệt là khi đó là con riêng của vợ hay chồng. Cha mẹ không nên quá thúc ép con trẻ mở lòng. Hãy cho trẻ thấy rằng chúng hoàn toàn có thể tin cậy cha mẹ như những người thân cận, không phải sợ hãi hoặc dè chừng nếu chúng có khó khăn cần được giãi bày.
5. Sẵn sàng bảo vệ bản thân
Một số người thể hiện sự tôn trọng đối với giáo viên hoặc những người lớn khác hơn là đối với một đứa trẻ. Đây có thể là lý do mà nhiều trẻ nhỏ thường có những bất an và không có khả năng tự đứng lên để bảo vệ bản thân sau này. Phụ huynh nên giải thích cho con rằng, sự tôn trọng dành cho người khác là cần thiết, tuy nhiên khả năng bảo vệ quan điểm cá nhân cũng không nên bị xem thường. Trong nhiều trường hợp, trẻ cần có chính kiến và có tiếng nói riêng để đảm bảo quyền lợi của mình.
6. Không làm điều mình không muốn để lấy lòng người khác
Với trẻ em, việc được bạn bè yêu mến là rất quan trọng. Do đó, chúng thường rất cố gắng để có được sự ủng hộ của những đứa trẻ khác. Cha mẹ cần giúp con mình hiểu được rằng, trở thành một người trung thực, tử tế và đáng nể trọng có giá trị hơn nhiều so với việc gạt bỏ niềm tin và lý trí của mình chỉ để làm theo và nhận được sự chấp thuận của người khác.
7. Đặt câu hỏi khi không hiểu vấn đề
Đặt câu hỏi là điều hoàn toàn bình thường. Nếu có vấn đề chưa hiểu thấu đáo hoặc còn vướng mắc, mạnh dạn đặt câu hỏi luôn là phương án tốt hơn việc giả vờ hiểu rõ mọi thứ. Độ tuổi nhỏ là thời gian tốt nhất để hình thành thói quen và sự chủ động này.
8. Chia sẻ về vấn đề sức khỏe
Trẻ em không nên cảm thấy sợ hãi khi cần bày tỏ về các vấn đề sức khỏe của bản thân. Thể chất tốt quan trọng hơn nhiều so với điểm số hay sự tức giận từ giáo viên. Hãy chắc chắn rằng con trẻ thấu hiểu điều này để có thể học tập và vui chơi bên cạnh bạn bè một cách an toàn và thoải mái.
9. Trân trọng môi trường
Nhiều người luôn than phiền về đường phố bẩn thỉu hay quang cảnh mất thẩm mỹ, nhưng không phải ai cũng hiểu rằng sự tôn trọng dành cho môi trường cần được nuôi dưỡng từ sớm. Phụ huynh nên là những tấm gương tốt, từ đó truyền tải tinh thần này cho con trẻ. Ý thức tốt từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ sớm có lòng yêu thương thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống của mình.
10. Học cách từ chối
Phụ huynh nên dạy con cách nói “không” trước những lời rủ rê hay mời mọc từ người lớn, bạn bè, người xung quanh khi chúng nhận thấy rằng đó không phải là hành động đúng đắn. Bằng cách này, con trẻ sẽ sớm phát triển được sự mạnh mẽ cần thiết và học cách không phục tùng một cách máy móc. Khả năng từ chối này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ sau này.