– 1/4 chén dầu đậu phộng rang: 63 mg
– 1 cốc sữa đậu nành không đường: 61 mg
– 1 muỗng canh bơ hạnh nhân: 45 mg
– 1/4 chén rau bina: 39 mg
– 1 gói bột yến mạch ăn sẵn: 36 mg
– 1/4 chén đậu đen: 30 mg
– 1 muỗng canh bơ đậu phộng mịn: 25 mg
– 1 lát bánh mì: 23 mg
– 1/2 cốc sữa chua không đường, tách béo: 21 mg
– 1/4 chén gạo lứt hạt dài: 21 mg
– 1/4 chén đậu thận: 18 mg
– 1/4 chén đậu trắng: 17 mg
– 1/2 trái chuối vừa: 16 mg
– 1/2 ly sữa (ít béo): 17 mg
– 1/4 chén nho khô: 12 mg
– 1/4 chén quả bơ cắt hình khối: 11 mg
Lưu ý: Các loại hạt có thể gây nghẹt thở nguy hiểm với trẻ nhỏ và với bơ đậu phộng thì bạn nên phết 1 lớp mỏng trước khi cho trẻ ăn. Tương tự, các thực phẩm khác (như đậu) bạn cũng nên nghiền nhỏ và mịn. Trẻ em có thể ăn nhiều hoặc ít hơn số lượng nêu trên tùy vào độ tuổi và khẩu vị, do đó mẹ có thể ước lượng hàm lượng dinh dưỡng để phân chia phù hợp trong thực đơn hằng ngày của trẻ.
3/ Lượng magiê cung cấp như thế nào là quá nhiều?
Cách cung cấp magiê tốt nhất là thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày bởi trẻ khó có thể nhận “quá liều” magiê từ chế độ ăn uống. Nhưng nếu mẹ cho bé sử dụng chế phẩm bổ sung magiê, bé có thể nạp quá nhiều chất khoáng này vào cơ thể. Mẹ lưu ý rằng, nếu bé uống quá nhiều chế phẩm bổ sung magiê có thể gây ra các vấn đề như tiêu chảy và co thắt dạ dày. Với liều lượng rất lớn, magiê có thể gây ngộ độc. Mức tiêu thụ tối đa trong một ngày mà cơ thể chấp nhận được đối với chế phẩm bổ sung magiê là 65 mg/ ngày cho trẻ lứa tuổi 1 – 3, và 110 mg/ ngày cho trẻ từ 4 – 8 tuổi.