Đôi mắt sáng khỏe là tiền đề để một đứa trẻ học tập tốt, hòa nhập tốt với cộng đồng. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa chú ý đến việc khám mắt cho trẻ.
Mọi người thường chỉ đưa trẻ đi khám mắt khi có dấu hiệu rõ rệt nào đó: trẻ sưng đau mắt, đỏ mắt… kèm theo quấy khóc (nếu trẻ còn nhỏ). Tầm soát mắt cho trẻ là vấn đề cần được quan tâm hơn, giúp phát hiện sớm và kịp thời các bệnh về mắt ở trẻ để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh.
Nên khám mắt cho trẻ từ khi nào?
Câu trả lời là nên đưa trẻ đi khám mắt bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu bất thường. Ví dụ: Một đứa trẻ sơ sinh có thể nhìn chăm chú vào mặt người mẹ, nhìn theo những quả bóng xanh đỏ…
Nếu phát hiện mắt trẻ không nhanh nhạy, phản xạ kém, mắt lười, mắt trẻ có đốm trắng đục bất thường… thì cần đưa trẻ đi khám mắt. Sau khi khám mắt cho trẻ, bác sĩ sẽ cho biết những “bất thường” mà người mẹ nghĩ là có thật hay chỉ là những lo lắng vu vơ.
Ở trẻ em (dưới 3 tuổi), đưa trẻ đi khám mắt có thể giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt phổ biến ở trẻ em như tật khúc xạ, bệnh lác (lé), giảm thị lực (mắt lười). Khám mắt cho trẻ cũng giúp loại trừ các bệnh hiếm gặp hơn như đục thủy tinh thể bẩm sinh và u nguyên bào võng mạc (khối u mắt).
Dù đôi khi việc khám mắt cho trẻ không ra bệnh gì, chỉ là người mẹ lo lắng quá thì việc khám mắt cho trẻ vẫn là cần thiết, giúp người mẹ giải tỏa lo lắng của mình.
Tại sao phải khám mắt cho trẻ định kỳ?
Qua giai đoạn nhũ nhi, nếu trẻ không có bất thường gì ở mắt, thì bắt đầu ở tuổi lên 3, người mẹ cũng nên chú ý đến việc khám mắt cho trẻ định kỳ. Trẻ nhỏ dù gặp khó khăn trong vấn đề nhìn, nhưng ở độ tuổi còn nhỏ nên các em sẽ không biết mô tả để người lớn đưa đi khám mắt.
Việc khám mắt cho trẻ vào các thời gian định kỳ (khoảng 6 tháng/lần) sẽ giúp phát hiện sớm các tật khúc xạ ở trẻ – nếu có. Nói chung, ở tuổi từ 3 đến 19, việc khám mắt cho trẻ cần được đảm bảo mỗi năm 1-2 lần để phát hiện sớm các tật khúc xạ.
Mọi người nên biết, tật khúc xạ như cận thị thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ đến tuổi đi học, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả ở trẻ chuẩn bị sinh.
Vì vậy, khám mắt cho trẻ là điều cần thiết để phát hiện sớm tật khúc xạ, từ đó có những điều chỉnh thích hợp để tránh tình trạng nhược thị (mắt lười) do không mang kính sớm. Nếu trong gia đình có người bị bệnh lý về mắt (như bố, mẹ, anh, chị bị cận thị) thì việc khám mắt cho trẻ càng cần phải được quan tâm.
Bác sĩ sẽ làm gì khi khám mắt cho trẻ?
Khám mắt cho trẻ không mất thời gian như mọi người vẫn nghĩ. Hầu hết các trường hợp, bác sĩ chỉ cần vài phút quan sát, hỏi bệnh sử, soi mắt là có thể kết luận về tình trạng mắt của bé.
Dù một cuộc khám mắt cho trẻ chỉ vài phút, nhưng bác sĩ nhãn khoa cũng sẽ kiểm tra được nhiều phần bên ngoài của mắt như mí mắt và các khu vực xung quanh; kiểm tra các bộ phận của mắt như kết mạc, giác mạc và mống mắt… để phát hiện các dấu hiệu bệnh.
Trong một cuộc khám mắt cho trẻ, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra được thị lực (khúc xạ), kiểm tra chức năng vận nhãn, kiểm tra bán phần trước và sau của nhãn cầu. Có hể sử dụng thuốc nhỏ giãn/liệt nếu cần.
Như vậy, chỉ một lần đi khám mắt cho trẻ, bố mẹ sẽ rất yên tâm nếu bác sĩ cho biết mắt con mình hoàn tòan bình thường. Còn nếu bác sĩ sau khi khám mắt cho biết mắt trẻ có vấn đề, bố mẹ cũng bớt lo lắng, bởi phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị tốt hơn.
Tuy nhiên cũng nên lựa chọn những cơ sở khám mắt tốt, uy tín ở TPHCM để khám mắt cho bé. Khám mắt cho trẻ đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho đôi mắt mà còn cho cả cuộc sống của trẻ. Vậy nên, dù con còn nhỏ, hãy chú ý việc khám mắt cho trẻ, bạn nhé!
Bệnh viện Mắt Sài Gòn