Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ chúng ra có vai trò quá ít trong quy trình này. Điều này thật đáng tiếc vì phần lớn thời gian trước 6 tuổi trẻ chủ yếu sinh hoạt cùng cha mẹ các bé. Lí do cho điều này là vì chúng ta có thể chưa hiểu cách chơi và tương tác với trẻ ở mỗi độ tuổi. Thực tế, trẻ có thể chơi ở bất kì độ tuổi, nhưng khi nhìn vào sự phát triển kỹ năng theo độ tuổi thì trước 6 tuổi trẻ chiếm ít nhất 6 loại hình chơi trong 11 loại giúp trẻ phát triển não bộ tối đa. Vậy, cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ có được lợi ích tốt nhất.
ĐỂ TRẺ VỪA HỌC VỪA CHƠI VỚI NHỮNG DỤNG CỤ QUEN THUỘC với bộ môn "Khoa học diệu kỳ"
Điều này sẽ giúp trẻ không chỉ có nhận thức về các đồ vật xung quanh mà còn phát huy tối đa khả năng sáng tạo.
Trẻ mầm non bắt đầu biết tò mò và thích thú với những sự vật và hiện tượng xung quanh mình khi bước vào độ tuổi từ 3-6 tuổi. Chúng quan sát, phân tích và đặt những câu hỏi về sự vật hiện tượng mình quan sát được. Khi có câu trả lời trẻ được tiếp xúc với kiến thức mới bằng trực quan sinh động, từ đó muốn khám phá cả thế giới. Việc này là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai, đồng thời hoàn thiện các kỹ năng như: quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ra quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp,…
Không chỉ vậy, khi cho trẻ trải nghiệm, khám phá khoa học, nếu các em hiểu được bản chất của khoa học thông qua các tương tác khám phá khoa học thì khi lớn lên các em có nhận thức đúng về thông tin khoa học, có tư duy phản biện và cái nhìn đa chiều.
Vừa học vừa chơi chính là cách hiệu quả giúp con hứng thú với việc học tập mà vẫn có thể phát triển tư duy một cách hiệu quả nhất. Và "Khoa học diệu kỳ" chính là điều mà bố mẹ đang tìm kiếm