Bài viết sẽ nhắc đến những quy định nổi bật có hiệu lực trong tháng 7 năm 2023.
(1) Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023
Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, Chính phủ quy định cụ thể mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng sau đây:
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi bởi Nghị định 33/2012/NĐ-CP).
6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
*** Trong đó:
Theo quy định trên, bảng lương của sĩ quan quân đội từ ngày 1/7/2023 sẽ tăng so với quy định cũ từ 1.490.000 đồng/tháng lên mức 1.800.000 đồng/tháng - tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành.
Như vậy, tiền lương sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm từ 1/7/2023 như sau:
Cấp bậc quân hàm
|
Hệ số lương
|
Mức lương đến 30/6/2023
(Đơn vị: VNĐ)
|
Mức lương từ 1/7/2023
(Đơn vị: VNĐ)
|
Đại tướng
|
10,40
|
15.496.000
|
18.720.000
|
Thượng tướng
|
9,80
|
14.602.000
|
17.640.000
|
Trung tướng
|
9,20
|
13.708.000
|
16.560.000
|
Thiếu tướng
|
8,60
|
12.814.000
|
15.480.000
|
Đại tá
|
8,00
|
11.920.000
|
14.400.000
|
Thượng tá
|
7,30
|
10.877.000
|
13.140.000
|
Trung tá
|
6,60
|
9.834.000
|
11.880.000
|
Thiếu tá
|
6,00
|
8.940.000
|
10.800.000
|
Đại úy
|
5,40
|
8.046.000
|
9.720.000
|
Thượng úy
|
5,00
|
7.450.000
|
9.000.000
|
Trung úy
|
4,60
|
6.854.000
|
8.280.000
|
Thiếu úy
|
4,20
|
6.258.000
|
7.560.000
|
Xem thêm bài viết liên quan: Bảng lương của sĩ quan quân đội tăng lên bao nhiêu từ ngày 01/7/2023
(2) Cách tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023
Ngày 26/6/2023, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 10/2023/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và xã hội.
Trong đó, quy định cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV cụ thể như sau:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
Xem bài viết liên quan: Bảng lương của sĩ quan quân đội tăng lên bao nhiêu từ ngày 01/7/2023
- Công thức tính mức lương:
Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023
|
=
|
Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng
|
x
|
Hệ số lương hiện hưởng
|
- Công thức tính mức phụ cấp:
+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023
|
=
|
Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng
|
x
|
Hệ số phụ cấp hiện hưởng
|
+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023
|
=
|
Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023
|
+
|
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 (nếu có)
|
+
|
Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023 (nếu có)
|
x
|
Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định
|
+ Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
- Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023
|
=
|
Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng
|
x
|
Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)
|
Xem thêm tại bài viết: Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023
Xem chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Thông tư 04/2019/TT-BNV.
(3) Chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức
Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức áp dụng từ ngày 20/7/2023 đến hết ngày 31/12/2030.
Trong đó, quy định Chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Chính sách thôi việc ngay
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng đê tìm việc làm;
+ Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo.
Có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
+ Được hưởng nguyên tiền lương hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
+ Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng mức lương hiện hưởng đê đóng cho cơ sở dạy nghề;
+ Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm đi học đê tìm việc làm;
+ Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
+ Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.
- Các đối tượng thôi việc quy định tại khoản 1,2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp số bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Xem thêm bài viết liên quan: 05 Luật có hiệu lực từ tháng 7 năm 2023
(4) Hồ sơ, thủ tục cấp thẻ BHYT liên thông điện tử cho trẻ dưới 06 tuổi
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ký Quyết định 976/QĐ-BHXH ban hành quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính liên thông điện tử: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo đó, quy định Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính liên thông điện tử: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Người dân (Cha/ mẹ/ người giám hộ/ người thân của trẻ em dưới 6 tuổi) thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác Tờ khai điện tử liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Công văn 2084/VPCP-KSTT ngày 30/3/2023).
Bước 2: Sau khi Phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ nhận được hồ sơ điện tử từ Phần mềm Dịch vụ công liên thông, cơ quan BHXH thực hiện:
- Đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ:
+ Cán bộ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ sang Bộ phận Quản lý Thu - Sổ, Thẻ để thụ lý, giải quyết.
+ Hệ thống phần mềm tự động thực hiện: Cấp mã số BHXH và cập nhật vào dữ liệu HGĐ theo từng hộ được quy định tại Quyết định 515/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020; Cập nhật phát sinh thu và giá trị sử dụng thẻ BHYT vào mã đơn vị quản lý riêng theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020; Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 và Quyết định 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là Quyết định ban hành quy trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT).
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ: Từ chối hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối trên phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ để thông báo cho người dân trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ điện tử trên Hệ thống.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ do lỗi của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục trước đó (đính nhầm bản điện tử giấy khai sinh, ...) thì thông báo và nêu rõ lý do cho cơ quan đó thông qua Phần mềm dịch vụ công liên thông để khắc phục theo quy định.
Bước 3: Cán bộ Thu - Sổ, Thẻ cơ quan BHXH thực hiện:
Hằng ngày, tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra dữ liệu phát sinh tự động trên Phần mềm Quản lý thu và sổ thẻ, dữ liệu bảng Chi tiết số phải thu BHXH, BHYT, BHTN của người tham gia (Mẫu C69a-TS), Bảng phân bổ chi tiết số đã thu BHXH, BHYT, BHTN của người tham gia (Mẫu C83a-TS) đối với đơn vị có phát sinh theo Quyết định ban hành quy trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
Phát hành thẻ BHYT bản điện tử (được tự động trả về kho dữ liệu của cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia) hoặc in thẻ BHYT bản giấy theo hình thức đã đăng ký để chuyển cán bộ Tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Cán bộ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ nhận dữ liệu, thẻ BHYT bản giấy từ Bộ phận Quản lý Thu - Sổ, Thẻ để trả kết quả cho người dân theo hình thức đã đăng ký và kết thúc hồ sơ đăng ký cấp thẻ BHYT trên Phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ.
Thời gian giải quyết cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản điện tử giấy khai sinh và thông tin, dữ liệu điện tử từ Phần mềm Dịch vụ công liên thông.
(5) Bổ sung điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới
Ngày 12/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 89/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế và Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Theo đó, tại Nghị định 23/2023/NĐ-CP bổ sung điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới, như sau:
Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới sau khi được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận). Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét cấp Giấy chứng nhận:
- Điều kiện về trụ sở chính, chi nhánh:
+ Có trụ sở chính tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh biên giới; hoặc
+ Có trụ sở chính và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới; hoặc
+ Có trụ sở chính tại tỉnh biên giới và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới;
- Điều kiện về địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới: Có địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh;
- Có quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới; có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại nơi giao dịch;
- Được tổ chức tín dụng ủy quyền ủy quyền làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới;
- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới cho một tổ chức tín dụng ủy quyền.
Xem thêm Nghị định 23/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
(6) Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ ngày 01/7/2023 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tại Thông tư 14/2023/TT-BTC cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Ngân hàng nhưng phải đảm bảo đầy đủ nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) đồng thời phải bảo đảm cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.
Hệ thống Báo cáo tài chính của NHPTVN gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính năm của NHPTVN, bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính giữa niên độ của NHPTVN (dạng đầy đủ), gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ,
- Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ,
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ,
- Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.