Chúng ta có tìm hiểu về tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý? Cần nắm được cơ bản những điều
khác nhau về hai chứng này.
Thực tế, hai hội chứng này có rất nhiều điểm tương đồng, nhưng tăng động và tự kỷ vốn là những rối loạn phát triển rất khác nhau ở trẻ, cũng có trường hợp trẻ mắc cả hai, nếu không thăm khám và kiểm tra kỹ, rất có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn và kém hiệu quả trong điều trị sau này.
Thế nào là tự kỷ và tăng động giảm chú ý
Tự kỷ là một loạt các rối loạn phát triển phức tạp liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh não bộ, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, hành vi, tương tác xã hội và khả năng học tập, giống như một khuyết tật trí tuệ thể hiện rõ rệt trong vòng 3 năm đầu đời của trẻ.
Tuy nhiên với tăng động giảm chú ý lại khác, đây là chứng bệnh ảnh hưởng đến cách não phát triển, là một rối loạn về hành vi, tính cách, làm cho trẻ khó tập trung, lắng nghe và ngồi yên theo khuôn khổ. Rối loạn này thường xuất hiện trong độ tuổi từ 4 đến 11, bao gồm ba loại điển hình là hiếu động thái quá, không chú ý và kết hợp đồng thời cả hai loại trên.
Việc chẩn đoán chính xác vấn đề sẽ giúp trẻ được điều trị đúng cách, tạo cơ hội để trẻ có thể phát triển và học tập tốt hơn, có một cuộc sống thành công và hạnh phúc về sau.
Điểm giống nhau giữa chứng tự kỷ và chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Thiếu tập trung và chú tâm quá mức bình thường: Trẻ tự kỷ và tăng động thường giống nhau về sự lơ là, thiếu tập trung trong các sinh hoạt, học tập hàng ngày. Dù vậy, chúng lại rất giống nhau về sự chú tâm quá mức, nếu đó là đề tài, sở thích hoặc đồ vật được các em ưa chuộng.
Những hành vi tăng động: Trẻ tự kỷ dạng hiếu động và trẻ tăng động giảm chú ý đều có tính nghịch ngợm tương tự nhau, chúng có thể ưa cựa quậy, ngồi không yên, di chuyển không ngừng, thích nói huyên thuyên.
Bốc đồng: Trẻ tự kỷ và tăng động có những hành động bất chấp hậu quả. Ví dụ, các em thích các hành động nguy hiểm, hung tợn, tự gây thương tích cho mình và cho người khác.
Rối loạn về cảm giác: Sự nhạy bén về cảm giác được hiểu như là những cảm giác vượt quá sự chịu đựng, gây tức tối hay đau đớn cho trẻ tự kỷ và trẻ tăng động khi gặp các yếu tố tác động từ bên ngoài. Chẳng hạn, trẻ không thích nghe tiếng khóc, tiếng chó sủa, tiếng xe cộ, tiếng máy hút bụi, còi báo động, tiếng quạt gió..., không thể chịu đựng khi nhìn một số màu sắc hay ánh đèn nào đó chiếu vào mình, không thích được ôm chầm, không thích áo quần chật, sờ/ngửi một vật hay mùi gì đó không ưa... Chúng có thể phản ứng mạnh bằng cách bịt tai và cúi mặt khi nghe những âm thanh mà người khác ít khi chú ý. Có lúc trẻ tỏ ra mặc nhiên, thiếu phản ứng về cảm giác, không tỏ vẻ đau đớn khi bị té trầy xước, chảy máu.
Vấn đề rối loạn hành vi: Trẻ tự kỷ và tăng động đều có những trở ngại về hành vi khiến các em rất khó kết bạn và gặp nhiều khó khăn về mặt sinh hoạt, học tập ở gia đình và trường học.
Khiếm khuyết chung về khả năng giao tiếp xã hội: Một trong nhiều lý do khiến trẻ khó kết bạn và hòa nhập chính là vì các em không hiểu được những quy tắc, hướng dẫn, trao đổi ý nghĩ trong giao tiếp xã hội.
Mặc dù có rất nhiều điểm tương đồng giữa trẻ tăng động và tự kỷ, nhưng các chuyên gia tâm lý đã phân tích một số điểm có thể khác nhau rõ rệt giữa 2 chứng này.
Tự Kỷ:
Khó có khả năng tiếp nhận và hiểu ngôn ngữ không lời, như qua sắc mặt, cử chỉ, điệu bộ cơ thể, qua lời lẽ mỉa mai, châm biếm của người khác.
Khả năng ngôn ngữ kém, diễn đạt từ ngữ chậm và đôi khi khó hiểu
Sự tương tác xã hội kém. Trẻ tự thu mình trong thế giới riêng.
Yêu sự trật tự và hành động lặp đi lặp lại, gắn bó với 1 thứ đồ chơi, món ăn nào đó và cảm thấy buồn khi thói quen thay đổi
Trẻ có thể không chú ý đến các cử chỉ, chỉ tay, hoặc theo dõi chuyển động mắt của người khác.
Né tránh tiếp xúc bằng mắt, ánh nhìn của mình vào mắt của ai đó vì thấy không thoải mái.
Ít có động cơ thực hiện công việc cho dù được sự khuyến khích và khen thưởng của người lớn.
Không đáp ứng với kích thích thông thường
Tập trung mạnh mẽ và tập trung vào một mục duy nhất. Trẻ tự kỷ luôn bị cuốn hút bởi ý nghĩ, sở thích trong thế giới riêng tư, chỉ thích đồ vật và không có hứng thú tìm bạn, không dễ bị phân tâm khi làm việc.
Tăng động:
Khả năng về ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội không bị khiếm khuyết nghiêm trọng. Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, biết dùng tay chỉ trỏ, hiểu và giao tiếp tốt với người khác
Nói chuyện không ngừng hoặc làm mờ mọi thứ. Đôi khi còn nói chen ngang vào lời người khác mà không đợi hỏi hết câu.
Mặc dù trẻ tăng động nhiều khi không quan tâm đến cảm nghĩ của người khác, nhưng khả năng biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác vượt xa trẻ tự kỷ rất nhiều.
Trẻ không thích chơi một mình. Khó khăn khi phải ngồi yên, luôn hoạt động chân tay
Không có những hành vi rập khuôn, cử chỉ không lặp đi lặp lại, cảm thấy nhanh chán và không thích duy trì sở thích trong thời gian dài.
Trẻ có khả năng giao tiếp bằng mắt, đối thoại, chia sẻ sự chú ý, thích thú, cảm nghĩ của mình với người khác, tương đối dễ kết nối và thích gần gũi với mọi người hơn.
Muốn làm những việc để thu hút sự chú ý của người khác, mong muốn được chia sẻ và quan tâm.
Dễ bị chi phối bởi những điều kiện khuyến khích của người lớn. Khi được nhận quà, khen thưởng trẻ sẽ làm việc/học tập một cách hăng hái hơn.
Trẻ tăng động rất dễ bị phân tâm, chi phối sự chú ý bởi những tiếng động bình thường bên ngoài
Khó tập trung chú ý vào một nhiệm vụ, thường xuyên nhảy từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác hoặc nhanh chóng chán với các nhiệm vụ.
Chúng ta cần biết được những điều căn bản để hiểu được vấn đề thực sự của con! Từ đó chuyên gia tư vấn đánh giá chính xác, lên định hướng can thiệp phù hợp và đứa trẻ được phét triển một cách tốt nhất.