Những phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non hiệu quả
Để có thể phát triển kỹ năng quan sát trẻ mầm non hiệu quả, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu, lựa chọn và cân nhắc áp dụng phương pháp phù hợp, đồng thời phải kiên nhẫn, không nên quá nóng vội.
Dưới đây là một số biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non được chia sẻ từ chuyên gia tâm lý, bố mẹ có thể tham khảo:
Hướng dẫn trẻ tập quan sát có chủ đích
Để trẻ không bị sao nhãng, quên nhanh, bố mẹ nên dạy bé cách đặt mục tiêu quan sát ngay từ đầu. Ví dụ như, bố mẹ hãy chỉ cho con biết hôm nay đến công việc quan sát con khỉ thì chủ yếu nhìn và tìm ra các đặc điểm riêng biệt của con khỉ, sau đó mới tìm hiểu thêm về những con vật xung quanh.
Việc xác định được mục tiêu quan sát ngay từ đầu sẽ giúp trẻ nhỏ có thể tập trung quan sát tốt và quá trình quan sát đạt hiệu quả cao hơn.
Khơi gợi sự hứng thú và tò mò ở trẻ
Khi trẻ nhỏ cảm thấy hứng thú và tò mò về mọi thứ ở xung quanh thì kỹ năng quan sát của bé sẽ được tăng cường. Phương pháp tốt nhất để khơi gợi sự hào hứng ở trẻ đó chính là đặt câu hỏi để các bé trả lời.
Theo đó, bố mẹ hãy đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở, khuyến khích bé củng cố kiến thức cũng như cảm thấy việc quan sát thật thú. Đồng thời, các bậc phụ huynh đừng quên dành những lời khen ngợi khi trẻ trả lời đúng để con vui vẻ và hứng thú.
Giải đáp những thắc mắc của trẻ
Trong quá trình quan sát các hiện tượng, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh, trẻ nhỏ thường gặp nhiều vướng mắc và liên tục đặt ra 10 vạn câu hỏi vì sao. Khi trẻ càng đặt ra nhiều câu hỏi càng chứng tỏ bé đang cảm thấy tò mò và hứng thú với những gì quan sát được.
Vì thế, bố mẹ đừng ngần ngại giải đáp mọi thắc mắc để thỏa mãn “cơn khát” kiến thức của con, giúp bé chủ động quan sát và rèn luyện kỹ năng này một cách tốt nhất.
Dạy trẻ quan sát kết hợp suy luận và xử lý thông tin
Nếu trẻ nhỏ chỉ đơn thuần quan sát mà không ghi nhớ, xâu chuỗi sự việc hay xử lý thông tin thì rất khó để vận dụng vào các tình huống thực tế. Do đó, bên cạnh rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non, các bậc phụ huynh nên kết hợp song song dạy con cách phân tích, tiếp thu, nhìn nhận những sự vật và hiện tượng quan sát được.
Bố mẹ cũng có thể kiểm tra khả năng ghi nhớ của bé bằng cách đặt những câu hỏi hay khuyến khích bé hình dung, thể hiện thông qua tranh ảnh, bài văn miêu tả…
Sử dụng đồ chơi để rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều trò chơi giúp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non như thảm chơi piano, bộ trò chơi xếp hình, máy phát nhạc vui học, sách vở về động vật… Đặc điểm chung của những món đồ chơi này là đa dạng chủ đề, sử dụng màu sắc bắt mắt, các loài động vật và sự việt được thể hiện vô cùng sống động, ngộ nghĩnh…
Bên cạnh đó, mỗi món đồ chơi còn có những tính năng độc đáo cùng thử thách hấp dẫn. Khi thời xuyên chơi đồ chơi thông minh, các bé không chỉ rèn luyện kỹ năng quan sát mà còn học được nhiều điều mới mẻ, kích thích óc tư duy, sáng tạo phát triển và hình thành nên những đức tính tốt.
Tập cho trẻ khả năng tự giác quan sát
Bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên và nhắc nhắc bé về cách quan sát một sự vật, sự việc, hiện tượng sao cho đúng. Vì thế, đôi khi bố mẹ hãy để tự quan sát, sau đó hỏi lại bé những gì đã quan sát được và phân tích cách con thực hiện có đúng hay chưa. Nhiều lần như thế này, trẻ sẽ dần hình thành nên khả năng tự giác quan sát mà không cần phải có sự hỗ trợ từ bố mẹ.
Hãy tạo điều kiện để trẻ được đi nhiều nơi
Không có phương pháp giáo dục, dạy học và rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non nào tốt hơn bằng những hoạt động khám phá thực tế. Một đứa trẻ thường xuyên “ru rú” ở trong nhà kỹ năng quan sát sẽ kém hơn so với những bé hay đi đây đó.
Đối với cùng một sự vật, sự việc, hiện tượng sẽ có trẻ quan sát được nhiều nhưng cũng có bé quan sát được ít. Điều này thường phụ thuộc lớn vào vốn sống và sự hiểu biết, kiến thức của trẻ. Khi trẻ có kiến thức sâu rộng, biết cách liên hệ với thực tiễn thì bé sẽ ghi nhớ và quan sát tốt hơn.
Trên đây là những chia sẻ về phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non hiệu quả, mong rằng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình dạy dỗ con cái, giúp bé hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất. Bố mẹ đừng quên luôn đồng hành cùng con trong suốt quá trình bé phát triển nhé.