Cho trẻ đi bơi vừa để con tăng cường về sức khỏe, chiều cao vừa giúp cơ thể được giải nhiệt trong ngày hè oi bức. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải biết một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi đi bơi.
Những điều chú ý trước khi xuống bơi
Các ông bố, bà mẹ khi cho trẻ đi bơi nên chọn cho trẻ màu đồ bơi sặc sỡ và bắt mắt để dễ theo dõi trẻ khi bơi dưới nước. Cho trẻ thay đồ bơi và tắm tráng trước khi xuống bể.
Hãy hướng dẫn trẻ tập thể dục các bài khởi động đơn giản trước khi xuống nước. Đảm bảo đây là những động tác thể dục toàn thân từ tay chân, các khớp vai lưng và đầu, cho trẻ khởi động từ 10 – 15 phút trước khi xuống bơi.
Các loại phao bơi như phao tay, chân, áo phao, phao lưng hoặc phao tròn dành cho trẻ chưa biết bơi. Trẻ chỉ được công nhận biết bơi khi có thể bơi được 25m liên tục và tự làm nổi ít nhất 5 phút. Đối với trẻ đã biết bơi, cần trang bị cho trẻ đầy đủ kính bơi, mũ bơi và nút bịt tai.
Cho trẻ đeo còi ở cổ phòng trường hợp khẩn cấp là điều phụ huynh nên làm khi cho trẻ đi bơi.
Bố mẹ nhớ dặn trẻ không đi vệ sinh trong bể bơi và nếu cần phải gọi bố mẹ. Bạn cũng dặn trẻ không nên uống nước bể bơi, đặc biệt tránh nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng vì nguồn nước bể bơi có nhiều người hoạt động cùng 1 lúc và có chứa các chất tẩy, clo không tốt cho sức khỏe.
Nếu trẻ nhà bạn đang bị mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, tuyệt đối không nên đưa trẻ đi bơi vì có thể gây nhiễm khuẩn cho nguồn nước và lây truyền bệnh cho nhiều người.
Cho trẻ xuống bơi và những điều chú ý
Bố mẹ cần đưa đúng trẻ vào khu vực bơi theo lứa tuổi, đối với trẻ đã biết bơi cần giới hạn độ sâu của bể khi trẻ bơi, tối đa 150m cho những trẻ bơi tốt.
Người lớn cần phải có mặt tại khu vực bơi của trẻ, đầy đủ các thiết bị cứu hộ cứu nạn và cha mẹ luôn phải nhận biết con mình đang ở vị trí nào trong bể bơi. Tránh tình trạng "chết đuối thứ cấp"- bố mẹ nên lưu ý khi cho trẻ đi bơi nhé !
Những điều chú ý sau khi xuống bể bơi
Trong môi trường nước lạ với những chất tẩy cũng như tạp khuẩn nên dễ gây gỉ mắt, đau mắt đỏ…. Nên khi lên bờ hay dùng nước muối sinh lý làm sạch mắt ngay. Trường hợp, nếu trẻ không may bị sặc nước bể bơi thì cần chú ý dùng muối sinh lý làm sạch mũi họng.
Bạn hãy tắm, gội cho trẻ bằng sữa tắm hoặc chanh, quất ngay khi lên bờ để làm sạch các loại hóa chất có trong bể bơi, làm sạch da và tóc là điều rất cần thiết bởi trong quá trình bơi nước bể có thể gây ngứa da dầu, ngứa cơ thể dẫn đến nấm kẽ chân, tay…. Đế tránh những nguy hiểm rình rập khi cho trẻ đi bơi.
Để tránh viêm tai, không nên bịt mũ tắm vào tai, khi ngoi lên mặt nước nên có phản xạ thẳng đầu và đưa tay lên ép cho nước trong vành tai ra hết. Một trong những điều chú ý về trò chơi “cứu cánh” cho tình huống trẻ không đồng ý cho bạn lấy nước trong tai ra ngoài, gặp phải trường hợp này hãy bày trẻ chơi nhảy lò cò, ngiêng tại về một bên để nước chảy.
Khi tắm cho trẻ, phải vệ sinh vành tai, ráy tai, sử dụng tăm bông thấm trước, sau đó dùng muối sinh lý làm sạch tai lần cuối.
Sau khi tham gia bơi lội, nếu trẻ có những triệu chứng bất thường, bố mẹ hãy đưa bé đến cơ sở ý tế để được khám chữa kịp thời, tránh gặp phải những hậu quả không đáng có.
Bơi lội là môn thể thao tốt cho sức khỏe và tăng cường thể lực của trẻ, trên đây là những điều chú ý khi cho trẻ đi bơi bố mẹ nên tìm hiểu và bỏ vào cẩm nang chăm sóc bé nhé!