Vậy bố mẹ nên khen con như nào?
* KHÔNG NÊN: CON LÀM GÌ CŨNG KHEN GIỎI QUÁ!
Khi khen con thay vì khen bằng những từ chung chung “giỏi quá, xuất sắc” như vậy con sẽ không biết con giỏi cái gì nên bố mẹ hãy cụ thể lời khen của mình
•Ví dụ: khi con đi được đôi dép thay vì nói “ôi con giỏi quá” thì bố mẹ có thể nói “ôi hôm nay con biết dép rồi đấy, con có thấy vui không, con tự tin hơn không?”
*Nên Khen vào chính trẻ chứ không khen vào sản phẩm của trẻ:
•Ví dụ: Con vẽ được 1 bức tranh, xúc được bát cơm ăn thì thay vì khen vào sản phẩm con làm đc thì bố mẹ khen vào chính con “à hnay mẹ thấy con rất kiên trì để hoàn thành bức tranh này đúng không? Ngày hôm nay mẹ đã thấy con tự mình xúc cơm đc rồi đấy, con đã rất kiên trì và cố gắng rất nhiều đúng không?
*Khen vào quá trình chứ không khen vào kết quả
•Ví dụ: khi con ăn, xúc ăn được nửa bát cơm bố mẹ có thể nói “hnay con đã tự mình xúc cơm được rồi đấy, con đã rất cố gắng đúng không?”
“Hnay con đã tự ngồi ăn mà không cần mẹ giúp rồi đấy. ngày hnay con đã cầm đc thìa rồi đấy. hnay con đã ăn được nhiều rau rồi đấy”
* Khi sử dụng ngôn từ để tránh trẻ bị lệ thuộc vào lời khen của người khác, lời khen bên ngoài mà trẻ quên mất cảm xúc của chính mình
* Mình đang hướng cho con cái sự cảm nhận tự hào về chính bản thân con chứ không hướng con phụ thuộc vào cảm xúc, lời khen ở bên ngoài. Con xứng đáng không cần nhìn cách thể hiện khuôn mặt của người khác mà tự đánh giá hành vi của mình. Xây dựng sự tự tin với chính bản thân mình chứ không phải dựa trên sự đánh giá hay phán xét của mình khác. Bố mẹ hãy giúp trẻ tự đánh giá bản thân, tự xác định con nghĩ gì về bản thân mình, giúp con tự quan sát cảm xúc của mình
•Ví dụ: Hôm nay con chia sẻ bánh cho bạn, con có cảm thấy vui không?
Con cảm thấy vui khi tự mình đi dép được không?
*CHÊ CON THẾ NÀO ĐỂ CON KHÔNG BỊ TỰ TI
- Chê thẳng mặt con, chê con trước mặt người khác làm trẻ bị tự ti hơn
- Khi trẻ làm sai, bố me tự đặt câu hỏi tại sao con làm sai? (Con làm sai vì con chưa đc hướng dẫn, con học không tốt vì thời gian gần đây bme không để ý tới con).
- Khi tìm được nguyên nhân gốc rễ rồi thì bố mẹ sẽ góp ý với con
•Ví dụ: “à thời gian gần đây con đã không tập trung học nên kết quả của con như này, từ giờ con tập trung hơn nhé để đạt được điều này điều kia…”