Thời buổi hiện nay có không ít bậc phụ huynh giữ suy nghĩ sai lầm đó là con cái vẫn còn nhỏ nên không nỡ để trẻ đụng tay vào bất cứ việc gì. Đây là một cách nuôi dạy trẻ chưa đúng có thể khiến cho trẻ hình thành lối sống phụ thuộc và khó có khả năng tự lập khi trưởng thành. Do đó phương pháp nuôi dạy trẻ phù hợp đó là cần hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản, tập làm quen với những công việc thường ngày trong gia đình từ dễ đến khó để dần hình thành tính tự lập hơn.
Dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo ở độ tuổi nào thì hợp lý?
Người xưa đã có câu “dạy con từ thuở còn thơ” chính là chỉ lợi ích của việc nuôi dạy trẻ trong những giai đoạn đầu đời của bé. Lúc này hầu hết trẻ nhỏ đều khá hiếu động và tò mò về mọi điều xung quanh cuộc sống của mình, khả năng học hỏi cũng vô cùng hiệu quả. Thay vì lo sợ trẻ còn nhỏ nên không muốn để bé đụng tay vào bất cứ việc gì thì các bậc phụ huynh hãy thử hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản, đơn giải để trẻ tập làm quen dần. Từ việc tự đánh răng, gấp quần áo, tự dọn dẹp cất đồ chơi đúng nơi, gấp quần áo, tự tắm rửa, biết rửa chén,…
Đừng quá nuông chiều trẻ rồi để vụt mất giai đoạn vàng trong nuôi dạy trẻ để rồi khi đến tuổi trưởng thành hơn con cái vẫn xem mình như những cậu ấm, cô chiêu luôn muốn được ba mẹ làm giúp, không thể tự giặt quần áo của mình, chén bát không biết rửa, cơm không biết nấu,…Chính điều này khiến trẻ khó có thể tự lo liệu được cho cuộc sống cá nhân của mình khi đến tuổi đi học xa nhà, rời xa vòng tay đùm bọc của các bậc phụ huynh, không đối mặt được trước những thay đổi hay biến cố của cuộc sống bất ngờ ập đến.
Vậy nên dạy trẻ cách gấp quần áo từ độ tuổi nào là phù hợp? Độ tuổi để dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo và các kỹ năng sống đơn giản khác sẽ là vào khoảng từ 5 tuổi – 6 tuổi. Ngoài ra các thói quen sinh hoạt thường ngày thì có thể dạy trẻ ở độ tuổi sớm hơn. Lúc này trẻ đã bắt đầu nhận thức được và bắt chước, tiếp thu tốt những gì mình được học trong môi trường xung quanh. Do đó các bậc phụ huynh hay cô giáo sẽ không mất quá nhiều thời gian vào việc hướng dẫn cho trẻ.
Hướng dẫn trẻ gấp quần áo cơ bản
Trong bất kỳ trường hợp chỉ dạy cho trẻ những kỹ năng cơ bản đầu đời nào thì điều phụ huynh cần lưu ý đến đó là sự chính xác, và dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo cũng như vậy. Bởi chúng chính là yếu tố quan trọng giúp hình thành và nuôi dưỡng đến khi trẻ trưởng thành và thật sự bước chân ra xã hội.
Hiện nay có rất nhiều cách gấp quần áo khác nhau nhưng DCA sẽ hướng dẫn cho ba mẹ cách dạy trẻ gấp quần áo cơ bản nhất như sau:
Dạy trẻ cách nhận biết, gọi tên các bộ phận của quần áo
Trong quá trình dạy trẻ cách gấp quần áo thì cũng là cách để ba mẹ giúp trẻ hiểu rõ hơn về những đồ vật xung quanh mình, xem trên quần áo có những bộ phận nào. Chúng cũng góp phần giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, phân biệt hình dạng đồ vật,… Các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ phân biệt các bộ phận trong một vài lần. Sau đó thử kiểm tra lại xem trẻ đã nhớ hay chưa, có thể chỉ vào bộ phận trên quần áo và yêu cầu trẻ hãy thử gọi tên.
– Các bộ phận trên áo: Tay áo, thân áo, cổ áo, mặt trước áo, mặt sau áo, gấu áo
– Các bộ phận trên quần: Ống quần, lưng quần, cạp quần, gấu quần
Dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo đơn giản
Sau đây là các bước thực hiện gấp quần áo đơn giản, cơ bản mà ba mẹ có thể sử dụng để dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo ngay tại nhà.
Cách gấp áo
– Đầu tiên cần lộn mặt phải của áo ra bên ngoài
– Tiến hành trải áo lên trên một bề mặt phẳng và vuốt phẳng áo để áo không bị nhăn
– Gấp từng tay áo vào trong thân áo
– Gấp đôi áo lại với cách gấp 2 gấu áo lên trên để khớp bằng với tay áo
– Cuối cùng gấp đôi áo lại một lần nữa là hoàn tất
Sau khi thực hiện mẫu hướng dẫn cho trẻ thì ba mẹ cũng có thể để trẻ tự thực hiện lại, giúp bé sửa lại các nếp gấp cho đều và đẹp. Cuối cùng để bé thực hành nhiều lần sau đó để dần quen tay hơn.
Cách gấp quần
Tương tự, ba mẹ có thể yêu cầu bé tự lấy quần của mình và tiến hành học, thực hành gấp quần.
– Đầu tiên lộn cho mặt phải của quần ở bên ngoài
– Trải quần phẳng phiu lên trên một bề mặt phẳng
– Tiến hành cầm phần cạp quần và gấu quần gấp từ phía phải sang bên trái và sau đó vuốt phẳng
– Tiếp tục gấp một phần gấp bằng kích thước cạp quần và vuốt phẳng
– Cuối cùng gấp đôi thêm một lần nữa và hoàn tất
Trong quá trình bé thực hiện để khích lệ thì ba mẹ cũng có thể thường xuyên cỗ vũ, khen ngợi việc bé đã thực hiện tốt ta sao để trẻ không nản lỏng và muốn từ bỏ. Nếu thấy trẻ còn vướng mắc, chưa tự thực hiện được cũng có thể hướng dẫn từ từ thông qua các bước chậm rãi.