1. Điều chỉnh hành vi cơ thể
Biểu hiện cơ thể là yếu tố trẻ cần kiểm soát đầu tiên. Bởi đây là cái thể hiện bên ngoài, bản thân trẻ và người khác có thể quan sát được luôn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực cân bằng cảm xúc của trẻ.
Điều cần kiểm soát thứ 2 là quản lý cảm xúc tiêu cực. Cách kiểm soát hành vi giúp quản trị cảm xúc và cân bằng tâm trạng:
- Hãy dạy trẻ thả lỏng mình để cơ thể được xoa dịu, thư giãn trước. Sau đó mới bắt đầu điều chỉnh hành vi
- Hít thở thật sâu, hành động này giúp cơ thể giảm căng thẳng, lo lắng, bình tĩnh
- Mở miệng cười khi căng thẳng. Nụ cười sẽ giúp bạn đánh lừa cảm xúc với não bộ và giúp trẻ quản lý cảm xúc cá nhân hiệu quả
- Cử động cơ thể liên tục sẽ giúp cơ thể thoáng chốc quên đi cảm giác lo lắng và an toàn hơn. Qua đó giúp trẻ có thời gian cân bằng lại tâm trạng của mình
2. Quản lý cảm xúc tiêu cực
Tâm lý tiêu cực thường nảy sinh khi trẻ so sánh thiệt hơn và bản thân mình với người khác. Cảm xúc tiêu cực đeo bám rất mạnh và gây cho trẻ nhiều đau đớn, tổn thương tâm lý lớn. Do vậy, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách quản trị tâm lý tiêu cực từ sớm.
Một số cách xoa dịu cảm xúc tiêu cực cho trẻ hiệu quả:
- Học cách chấp nhận với mọi vấn đề và hoàn cảnh
Không so sánh, tính toán thiệt hơn
- Dám thừa nhận sai lầm khi mắc lỗi
- Bỏ ngoài tai mọi lời phàn nàn
- Tư duy tích cực về mọi vấn đề
- Không đổ lỗi cho người khác
- Rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Để quản lý cảm xúc cá nhân tốt, trẻ nên được hướng dẫn cách quản lý cảm xúc bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc giúp trẻ biết cảm xúc nào phù hợp và có biểu hiện, ứng xử tương ứng.
Trí tuệ cảm xúc tốt giúp trẻ bình tĩnh và nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan. Trẻ nhận thức được tâm trạng mình đang vui hay buồn quá, nguyên nhân và điều chỉnh ngay sau đó.
Với trí tuệ cảm xúc, phụ huynh nên hướng trẻ nhìn mọi thứ tích cực và mỉm cười trước mọi tình huống. Hạn chế nhìn vào nhược điểm, hãy nhìn vào ưu điểm của người khác.
3. Sử dụng ngôn ngữ khéo léo
Chúng ta thường hay than vãn khi gặp phải vấn đề không tốt. Những lời vô tình sẽ là lời thú tội cảm xúc của chính mình. Trong mọi tình huống, hãy luôn giữ mình thật thông minh và khéo léo với những lời nói ra.
Hãy dạy trẻ ngừng ngay những lời than vãn vô bổ nếu không muốn nó trở thành thói quen. Con bạn sẽ khó quản lý cảm xúc tốt khi trưởng thành.
Không chỉ là lời than vãn, những từ ngữ được nói ra cũng cần phải chọn lựa. Bởi ngôn ngữ của chúng ta luôn hàm chứa cảm xúc. Trong một thoáng chốc buồn nào đó, ta có thể dùng từ ngữ buồn trong giao tiếp với mọi người.
Sử dụng ngôn ngữ không chỉ ảnh hướng tới mọi người bên ngoài. Mà bản thân trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi chính lời những lời nói tiêu cực của mình. Do vậy, hãy luôn dặn trẻ cách kiểm soát từ ngữ của mình.
4. Tự tin vào chính mình
Bạn phải thừa nhận, mất tự tin ảnh hưởng kinh khủng tới kỹ năng quản lý cảm xúc của mình. Khi mất tự tin, trẻ sẽ không tin tưởng vào việc mình làm, dễ có hành vi thiếu kiểm soát. Trong hoàn cảnh đó, trẻ khó mà quản lý cảm xúc của mình được.
Do vậy, phụ huynh hãy rèn luyện sự tự tin cho trẻ từ sớm.
Để giúp bé tự tin hơn, phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp sau:
- Giúp trẻ tạo dáng vẻ, phong thái và ngôn ngữ phù hợp
- Học cách nhìn vào công chúng hoặc người giao tiếp với mình
- Ham học hỏi và thách thức bản thân với những điều mới mẻ
- Dạy trẻ luôn nghĩ mình có thể và thành công
- Hạn chế suy nghĩ lung tung, đặc biệt phải quản lý cảm xúc tiêu cực.